283

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 46

Xin chào Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán”. Hôm nay chúng ta xem từ câu sau cùng ở trang thứ sáu.

Kinh văn: “Đương tri nhất trần, tức lý tức sự, tức nhân tức pháp, tức bỉ tức thử, tức y tức chánh, tức nhiễm tức tịnh, tức nhân tức quả, tức đồng tức dị, tức nhất tức đa, tức quảng tức hiệp, tức tình tức phi tình, tức tam thân tức thập thân”.

Phía trước chúng ta học đến chỗ này, đã giảng không ít thời gian, hôm nay chúng ta xem tiếp:

Kinh văn: “Hà dĩ cố, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, pháp như thị cố, thập thân hổ tác, tự tại dụng cố, duy phổ nhãn chi cảnh giới dã”.

“Hà dĩ cố” là một nghi vấn, tại vì sao? Đây là nói đến bốn loại pháp giới vô ngại, đây là "Hoa Nghiêm" đối với cách nhìn của pháp giới, gọi là "Hoa Nghiêm pháp giới quán". Cái gì là pháp giới? Pháp giới chính là bản thể tất cả thân tâm chúng sanh. Chúng ta phía trước đã nói “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”, do đây có thể biết, hoặc giả là tự tánh tâm thanh tịnh, hoặc nói chân như, hoặc là nói pháp tánh, pháp giới đều là một ý nghĩa. Thế Tôn ở trong Kinh giáo nói ra rất nhiều danh từ, thường có mấy mươi loại danh tướng nói về một sự việc, nếu chúng ta muốn hỏi vì sao vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật vì sao có cách làm như vậy? Một sự việc dùng một danh từ chẳng phải được rồi sao? Đây là phương tiện khéo léo giáo học của Thế Tôn. Nếu dùng một danh từ, mọi người liền chấp trước. Khi vừa chấp trước thì phiền phức liền to, vì tổng mục tiêu của Phật pháp là dạy chúng ta buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt, buông bỏ vọng tưởng. Sợ nhất là phân biệt chấp trước, cho nên Phật dùng rất nhiều danh từ để nói một sự việc là để mọi người không nên chấp trước tướng danh tự. Bồ Tát Mã Minh ở trong "Khởi Tín Luận" dạy bảo chúng ta: nghe Kinh thính giáo không nên chấp trước tướng lời nói, đọc Kinh xem Kinh không nên chấp trước tướng văn tự. Không nên chấp trước danh từ thuật ngữ, đó đều là "vị giáo học phương tiện khởi kiến nhi giả lập", tuyệt nhiên không phải là thật. Bạn chân thật hiểu được ý này có nói thế nào cũng đều đúng, không hiểu được ý này thì bạn có nói thế nào cũng đều là sai. Cho nên phải biết trong Đại Thừa giáo gọi là pháp giới chính là nói bản thể của vũ trụ nhân sanh.

Trong "Hoa Nghiêm" nói pháp giới có bốn loại. Vì sao có bốn loại? Nó có sự có lý. "Pháp" là ý quỹ tắc. Quỹ là quỹ đạo, như xe lửa đi trên quỹ đạo. Tắc là nguyên tắc, cũng chính là nói nó có trật tự, không một chút loạn nào. Bạn xem giữa vũ trụ, chúng ta từ trong thiên không thấy những tinh tú, đại khái chúng ta có thể quán sát được, thông thường đều là ngân hà, mắt thịt chúng ta có thể thấy được, tất cả tinh tú đều vây quanh trung tâm hệ ngân hà mà chuyển, nó có trật tự, không hề có lộn xộn. Như thái dương hệ, bạn thấy thái dương hệ mang theo chín hành tinh lớn, còn có rất nhiều hành tinh nhỏ chuyển động xoay quanh hệ ngân hà. Trung tâm của hệ ngân hà, người Trung Quốc chúng ta gọi là Hoàng Cực. Quỹ đạo, chín hành tinh lớn của thái dương, chúng ta gọi là Hoàng đạo. Nó không loạn, nó rất có trật tự. Địa cầu nhiễu quanh thái dương một vòng là 365 ngày. Bởi vì nó tự chuyển, công chuyển vận động cũng tương đối phức tạp, tuy phức tạp nhưng có qui tắc, nó sẽ không loạn động. Nó loạn động thì cư dân trên địa cầu này không chịu nổi. Nó ở nơi đó vận động rất có qui tắc, trước giờ chưa từng ngừng nghỉ. Bao gồm tất cả hiện tượng vật chất đều đang động, đây là tánh đức của pháp tánh.

"Giới" có hai ý nghĩa. Một ý nghĩa là tánh, chính là tự tánh, đây là từ trên thể mà nói. Một cái là phân, phân là phân biệt, giới hạn, đây là từ trên sự mà nói. Cho nên từ trên sự mà nói giới là ý của phân, ý nghĩa phân biệt, tùy sự phân biệt. Thí như một người chúng ta, trên đầu người, mắt có giới hạn của mắt, nó không giống như lỗ tai, mắt chỉ lo nhìn, tai chỉ lo nghe, mũi có thể ngửi mùi, lưỡi có thể niếm vị, mỗi mỗi đều có giới hạn của nó. Từ trên tất cả sự và pháp mà nói, chính là trên sự tướng mà nói, mỗi mỗi có giới hạn của nó, cái giới đó chính là ý của phân biệt. Ngoài ra còn một ý, từ trên thể của nó mà nói thì giới là tánh nghĩa. Hiện tượng này từ đâu mà có? Hiện tượng không hề lìa khỏi tự tánh. Hiện tượng là hư huyễn, không phải là thật. Tuy là hư huyễn nhưng nó nhất định nương vào chân mà khởi, nó không lìa khỏi chân, lìa khỏi chân thì hiện tượng này không thể sanh khởi. Đây là chúng ta thường hay cùng nhau học tập, đều dùng màn hình để làm thí dụ. Thí dụ này thì các vị dễ hiểu.