/ 48
471

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 21

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ năm, chúng ta bắt đầu xem từ câu thứ hai: “Ngôn Hoa Nghiêm giả, hoa hữu kết thật chi dụng, hành hữu cảm quả chi năng, kim tắc thác sự biểu chương, sở dĩ cử hoa vi dụ”.

“Hoa Nghiêm” phải nên đọc là “Hoa Nghiêm”. Chữ “hoa” này cùng chữ hoa khai là một ý nghĩa, cũng có thể đọc đồng âm. “Nghiêm” là trang nghiêm. Trong chú giải giảng nói rất hay, hoa hữu kết thật chính là kết trái, thực vật nở hoa trước kết trái sau, nếu như hoa nở được rất đẹp, chúng ta liền có thể nghĩ đến quả sẽ rất tròn đầy, thế nên ở trên sự liền dùng nó để biểu thị nhân, cho nên “hành hữu cảm quả chi năng”, dùng hoa để biểu thị cho hành của chúng ta. Phạm vi của hành rất là rộng lớn, khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước là hành của tâm, thân khẩu ý chúng ta đó là thuộc về ý nghiệp, lời nói là khẩu nghiệp, tất cả tạo tác của thân thể thì gọi là thân nghiệp. Thân ngữ ý ba nghiệp. Ngay trong ba nghiệp thì lấy tâm làm chủ, có thể nói ngữ nghiệp cùng thân nghiệp là hành vi, ý nghiệp ý niệm nhiễm tịnh thiện ác sẽ biểu hiện ở trên thân miệng. Thân khẩu thực tế mà nói là công cụ tạo nghiệp, tâm địa là nhân tạo nghiệp, là ý, việc này chúng ta cần phải biết. Cho nên ở trên mặt tu hành, chân thật có thể đem bất thiện trong ý chuyển biến thành thiện, đó là công đức, chứ không phải ở trên ngôn hạnh. Ngôn hạnh thiện, tâm địa bất thiện, vẫn cứ là tạo nghiệp, nên gọi là miệng phải tâm quấy, tạo tác tội nghiệp vẫn là rất nặng.

Không chỉ ở vào thời cận đại, vào thời xưa cũng không ngoại lệ, trên biểu hiện xem ra là người thiện, làm việc thiện, thế nhưng kết quả về sau của họ hoàn toàn trái ngược với những gì họ đã làm, thế là làm cho thế nhân cảm thấy nghi hoặc là làm thiện không nhất định được quả thiện, người làm ác thì không nhất định phải bị ác báo. Kỳ thật thiện ác nhân quả, cái đạo lý này rất sâu, sự cũng rất phức tạp, không phải là kiến thức thô thiển của phàm phu mà có thể thể hội được. Đại khái nói làm thiện không thể có được thiện báo, trong đây có hai loại nhân tố khác nhau. Loại thứ nhất đó là một người làm thiện, đời quá khứ tạo tác ác nghiệp đã quá nặng, do vì họ làm thiện, cho nên ác nghiệp của họ đã tiêu trừ rất nhiều, nhưng vẫn chưa tiêu hết, vẫn còn dư ác, do đó thiện báo của họ không thể hiện tiền; nếu tiêu hết dư ác, quả báo làm thiện của họ liền hiện tiền. Đó là một loại. Ngoài ra một loại chính là người thế gian chúng ta thường nói nguỵ thiện giả thiện, không phải là chân thật, trên biểu hiện làm ra cho người thấy là việc thiện, trong lòng tràn đầy tham-sân-si-mạn, là dùng cái thiện này làm cờ hiệu lừa gạt thế nhân, nhưng quả báo thì họ không lừa gạt được, cho nên quả báo hiện tiền của họ là ác báo, không phải thiện báo, cho nên chúng ta thấy là cái việc vậy. Trên cùng nhất là xem khởi tâm động niệm của họ, khởi tâm động niệm là thiện, cho dù lời nói việc làm không thiện, họ vẫn là có được thiện báo. Lời nói việc làm không thiện, thí dụ trách cứ người, trừng phạt người, đó là vì sao vậy? Làm cho người đó thay đổi tự làm mới, đó là việc tốt, không phải việc xấu. Cha mẹ trừng phạt đối với con cái, trong đây có thù hận có ác ý hay không? Không có, đều là dạy cho chúng tốt. Thầy giáo thời trước trách phạt học trò, trong trách phạt thường dùng nhất là dùng thước bản đánh vào bàn tay, đánh rất đau, phạt quỳ, phạt quỳ nặng thì bắt bạn quỳ trên đá, quỳ như vậy sẽ rất là khó chịu, vì sao vậy? Đó gọi là đánh cho nhớ, ở chỗ này ta đã bị phạt quỳ, ta đã làm việc sai, thầy giáo phạt quỳ, cho nên chúng sẽ ghi nhớ, sau khi ghi nhớ thì sẽ không dám tái phạm. Cho nên làm thầy giáo, làm cha mẹ xử phạt con em học trò đều là dùng một cái tâm thiện, đều là dùng cái niệm thiện, giúp đỡ người trẻ, thành tựu người trẻ, đó không phải là việc xấu, đó là việc tốt. Chân thật là học trò tốt, con em hiền ngoan, rõ lý, từ nhỏ nhận qua những giáo dục này, tiếp nhận xử phạt không những không oán hận, còn có tâm cảm ân, thầy giáo chân thật thương yêu bạn chịu dạy bạn, chịu giúp đỡ bạn, thành tựu cho bạn, thì làm gì là việc xấu chứ! Cho nên nhiễm tịnh thiện ác phải xem ý niệm, phải xem họ dùng là cái tâm gì, quả báo không như nhau. Cho nên Phật pháp dùng hoa để biểu thị nhân hạnh, trong nhân địa hành vi của bạn, đó là lấy làm thí dụ nhân hạnh thiện quả liền thiện, nhân hạnh bất thiện quả liền bất thiện, nhân quả báo ứng không sót mảy lông, tuyệt đối không thể nói nhân thiện được quả ác, nhân ác mà vẫn được quả báo tốt, không hề có việc này. Việc này ở trên rất nhiều kinh luận Phật đã nói qua rất nhiều lần, “vô hữu thị xứ”, không hề có đạo lý này. Quả báo là một mảy lông cũng không lọt, đó là chân tướng sự thật.

/ 48