/ 48
384

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 20

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán. Chúng ta vẫn là xem từ tờ thứ năm hàng thứ tư: “Nhị giả, pháp giới viên minh tự tại dụng thị Hoa Nghiêm Tam muội dã, vị quảng tu vạn hạnh, xưng lý thành đức, phổ châu pháp giới, nhi chứng Bồ Đề”.

Đây là nói từ thể khởi dụng, là nói đến chánh báo. Đại sư ở chỗ này nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng, cái tác dụng này chính là khởi chánh báo. Chánh báo chính là chính chúng ta. Phía trước là nói vũ trụ, duyên khởi của vũ trụ, đó là nói duyên khởi của chúng ta, ta từ nơi đâu đến. Trong văn có một danh từ chuyên môn là “thị Hoa Nghiêm Tam muội dã”. Cái gì là “Hoa Nghiêm Tam muội”, chúng ta không thể không biết. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phạm Võng đã nói: “Phật Hoa Nghiêm Tam muội chi lược”, phía trước có một chữ Phật. “Phật Hoa Nghiêm Tam muội chi lược, dĩ nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi vi lý thú, đạt thử lý thú nhi tu vạn hạnh trang nghiêm Phật quả, vị chi Hoa Nghiêm nhất tâm tu chi vị chi Tam muội”. Đó là trên Hoa Nghiêm cùng Kinh Phạm Võng đã nói. Do đây có thể biết, tất cả y chánh trang nghiêm, ngày nay chúng ta gọi là chúng sanh vũ trụ. Vũ trụ là hoàn cảnh y báo của chúng ta, chính là hoàn cảnh nương tựa sinh tồn của chúng ta. Cái nhỏ nhất mà nói, thân thể của chúng ta là y báo. Rất nhiều người nói thân thể là chánh báo, chỗ thân thể nương tựa gọi là y báo, vậy cũng có thể nói được thông. Thiết thực nhất là quần áo chúng ta mặc, đó là y báo của chúng ta, phòng xá chúng ta ở là y báo của chúng ta. Chúng ta còn có rất nhiều quan hệ với rất nhiều người, như ở trong một gia đình có chồng vợ, có cha con, có anh em, có bạn bè, có người thân, hàng xóm, có người lân cận, mở rộng lớn hơn là xã hội, là quốc gia chúng ta nương tựa không thể lìa khỏi, mở rộng hơn nữa là địa cầu, sau đó mở rộng hơn ra bên ngoài đó chính là vũ trụ, thảy đều là chỗ nương tựa sinh tồn của chúng ta. Không luận là chính bản thân chúng ta gọi là chánh báo, cho đến cả thảy vũ trụ, đều không rời khỏi pháp giới nhất chân.

Pháp giới nhất chân là gì? Pháp giới nhất chân chính là chân như tự tánh. đIều thứ nhất phía trước chúng ta đã học qua, Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể, chỉ có cái thể này là thật, Y Chánh Trang Nghiêm là từ cái thể này phát sanh. Trong kinh giáo Đại thừa Phật thường hay nói “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, cái tâm này chính là nơi đây nói pháp giới nhất chân. Pháp giới nhất chân vì sao hay biến hoá vô lượng vô biên pháp giới? Không chỉ là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm. Mười pháp giới chính là nói  thế giới Ta Bà này chúng ta, đó là một khu vực giáo hoá của một vị Phật. Trong đại vũ trụ, thế giới như vầy vô lượng vô biên không có cùng tận, đều là nương vào nhất chân mà xuất hiện ra. Vì sao nó có thể hiện? Phía sau chính là nói vô tận duyên khởi, nhân chính là pháp giới nhất chân, không nói nhân mà nói duyên, cho nên Phật pháp gọi là duyên sanh. Thông thường ở trong đại thừa giáo mà chúng ta thường học tập “tứ duyên sanh pháp”: thân nhân duyên, sở duyên duyên, vô gián duyên, tăng thượng duyên, đó là quy nạp thành bốn loại lớn này, triển khai ra là vô tận duyên khởi. Đó là lý, đó là một thú hướng. Thú là nói quy thú. Chúng ta học Kinh Hoa Nghiêm, bạn xem ngay chỗ này, quốc sư Hiền Thủ nói với chúng ta: “Vọng tận Hoàn nguyên là lý thú của chúng ta”, là chỗ quay về chân thật.

Mục tiêu cuối cùng mà chúng ta học tập, phải quay về đến chỗ nào? Quay về đến pháp giới nhất chân, cũng chính là quay về với tự tánh. Ở trong Tịnh Độ tông chúng ta nói, pháp giới nhất chân chân như tự tánh chính là Thường Tịch Quang Tịnh Độ, quay về đến chỗ này mới chân thật gọi là thành tựu cứu cánh viên mãn Phật, cho nên “đạt thử lý thú nhi tu vạn hạnh”, bốn chữ phía trước trọng yếu. Người tu vạn hạnh nhiều, vạn hạnh là gì? Xin nói với các vị, chính là thập thiện nghiệp, thập thiện nghiệp mười loại lớn. Nếu như mở rộng ra, ở Tiểu thừa ba ngàn oai nghi, mở rộng ra có ba ngàn điều, đó là người Tiểu thừa tu; đối với Bồ-tát Đại thừa, chỗ này mở rộng ra có tám vạn bốn ngàn tế hạnh. Cho nên học Phật phải học từ chỗ nào? Phải học từ thập thiện nghiệp đạo, ban đầu liền dạy bạn học mười điều này. Nếu như bạn chân thật thấu hiểu thông đạt, lý thú của Hoa Nghiêm, đó là thập thiện nghiệp triển khai ra, triển khai thì thành vạn hạnh. Vạn không phải là số tự, nó là hình dung, cũng là thuộc về vô lượng vô tận vô số hành môn, không chỉ tám vạn bốn ngàn. Tám vạn bốn ngàn cũng là Thế Tôn đem nó quy nạp lại mà nói. Chân thật là lão tổ tông Trung Quốc chúng ta thường nói “chỉ ư chí thiện”, vậy mới là trang nghiêm quả Phật. Dùng cái gì để trang nghiêm? Dùng thập thiện nghiệp viên mãn.

/ 48