/ 48
1.011

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 19

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ tư, chúng ta vẫn là đọc từ ngay chỗ này: “Nhị giả, pháp giới viên minh tự tại dụng, thị Hoa Nghiêm Tam muội dã, vị quảng tu vạn hạnh, xưng lý thành đức, phổ châu pháp giới, nhi chứng bồ đề”.

Đến chỗ này là một đoạn. Đề nhỏ của đoạn thứ hai là “pháp giới Viên Minh tự tại dụng”. Phía trước chúng ta giới thiệu pháp giới. Trên Bồ-tát Anh Lạc Bổn Nghiệp Kinh nói: “Vô minh giả, danh bất liễu nhất thiết pháp, mê pháp giới khởi tam giới nghiệp quả”. Vô minh chính là một niệm bất giác, một cái niệm bất giác cũng gọi là căn bản vô minh, vô thỉ vô minh. Ý nghĩa căn bản dễ hiểu, cũng chính là nói “tất cả pháp trong vũ trụ này là từ nó mà sanh ra”, cho nên nó là căn bản của tất cả pháp. Chỗ này sau khi đại sư Huệ Năng khai ngộ, vì chúng ta nói ra năm câu, nói ra dáng vẻ Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể. Câu sau cùng ngài nói “nào ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp”, vậy thì cái ý này chính là vô minh năng sanh vạn pháp. Vô minh là cái gì? Một niệm bất giác. Ngày hôm qua, chúng ta cùng nhau học tập tam tế lục thô của tướng tông nói, vô minh chính là tam tế tướng. Tam tế tướng chính là một niệm mà Bồ-tát Di Lặc đã nói. Một niệm này thời gian quá ngắn, một niệm này chân thật là vọng niệm, không phải là thật, là một vọng niệm. Trong đại thừa giáo, Thế Tôn thường hay nói với chúng ta “một niệm bất giác”.

Chúng ta ngay trong lúc học Hoa Nghiêm thường hay nói khởi tâm động niệm, thế nhưng ý nghĩa chân thật của khởi tâm động niệm chúng ta tuyệt nhiên không hiểu, bởi vì chúng ta ngay trong quan sát khởi tâm động niệm, cái ý niệm này quá thô, quá nặng. Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, đoạn kinh văn này là Thế Tôn hỏi Bồ-tát Di Lặc, nói “tâm hữu sở niệm”, chính là hiện tại chúng ta gọi là khởi tâm động niệm, trong cái khởi tâm động niệm này rốt cuộc có bao nhiêu ý niệm, có mấy cái tướng, có mấy cái thức? Phật hỏi câu này, nếu chúng ta nghe rồi không hiểu được cái ý của ngài, tâm có ý niệm, có bao nhiêu ý niệm? Có mấy cái tướng? Có mấy cái thức? Bồ-tát Di Lặc trả lời, ngài nói “trong một khảy móng tay”, đưa tay khảy một cái, trong thời gian một khảy móng tay này thì rất ngắn, không đến một giây, chúng ta một giây tốc độ nhanh có thể khảy được bốn lần, một khảy móng tay này có 32 ức trăm ngàn niệm. Bạn xem, cái ý niệm này thì quá vi tế. Phật hỏi có mấy niệm? Một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm. Có mấy cái tướng? Tướng là hiện tượng vật chất, Bồ-tát Di Lặc nói “mỗi niệm thành hình, hình đều có thức”. Hình chính là tướng, hình tướng, mỗi một ý niệm đều có tướng, cái tướng này nhất thời đốn hiện, không có trước sau. Khoa học gia nói cho chúng ta nghe hình thành của vũ trụ là do vụ nổ lớn, Phật không phải nói như vậy. Phật nói hình thành của vũ trụ là nhất thời xuất hiện, thực tế mà nói, giống như chúng ta nằm mộng vậy.

Mỗi một người chúng ta đều có kinh nghiệm nằm mộng, khi bạn đang nằm mộng, cái cảnh mộng đó có phải là nhất thời xuất hiện hay là có trước sau thứ lớp? Tôi nghĩ chúng ta đều có cái kinh nghiệm này, ở trong mộng không có cảm giác có trước sau thứ lớp, là nhất thời xuất hiện. Cũng giống như chúng ta mở kênh đài của tivi vậy, cái màn ảnh đó là nhất thời xuất hiện, không phải có trước, có sau, có thứ lớp, là nhất thời xuất hiện. Khi chúng ta tắt kênh đài, cái tướng này liền không có, liền diệt mất. Từ ngay chỗ này chúng ta phải thể hội được, Bồ-tát Di Lặc đã nói chính là tắt mở kênh đài vậy. Một niệm kênh đài liền mở ra, sau khi mở ra lập tức liền không có, liền đóng mất. Sự việc này, ở trên Kinh Lăng Nghiêm, Thế Tôn đã nói qua một câu như thế này: “ngay đó sanh ra, tuỳ chỗ diệt tận”. Hai câu nói này chúng ta cũng không dễ hiểu, đến khi xem được đối thoại của Thế Tôn cùng Bồ-tát Di Lặc, dần dần thể hội được. Ngay đó sanh ra chính là đốn hiện, khi vừa hiện lập tức liền diệt, thời gian của nó quá ngắn. Nếu như chúng ta dùng cái thí dụ này của chính mình, chúng ta một giây có thể khảy được bốn lần, 32 ức trăm ngàn niệm lại nhân cho bốn, bốn cái khảy thì phải nhân cho bốn, vậy bao nhiêu niệm? 1280 triệu niệm, cũng chính là nói một giây sự sanh diệt của cái niệm này có 1280 triệu lần, mỗi một ý niệm không như nhau. Trong kinh Pháp Hoa Phật nói, loại hiện tượng này trước sau không như nhau. Cũng giống như xem phim ảnh vậy, bạn thấy cuộn phim đang chuyển động trong máy chiếu phim, từng tấm từng tấm một tấm chính là một huyễn tướng, ống kính vừa mở ra, tấm phim này được chiếu lên trên màn bạc, lập tức đóng lại thì tấm thứ hai được chiếu ra, tốc độ là một giây 24 tấm, người xem phim ảnh chúng ta đã không cách gì quan sát ra được, hình ảnh trên màn bạc đó là giả, xem thấy giống như là thật. Một giây đồng hồ 24 tấm, hiện tại nói với bạn một giây đồng hồ là 1280 triệu tấm, bạn nghĩ xem tộc độ nhanh bao nhiêu? Mỗi tấm đều không như nhau, mỗi niệm đều không giống nhau, cho nên ngày nay chúng ta xem thấy vũ trụ, sum la vạn tượng là tình hình như thế nào vậy? Chính là loại ý niệm tương tợ này tướng tiếp nối tướng, nó không phải thật tiếp nối. Thật tiếp nối vậy thì không thể nói là vọng tướng, là giả thôi, nó là một loại tương tợ tiếp nối, tuyệt đối không phải hoàn toàn như nhau. Chỗ này chúng ta phải nên biết.

/ 48