/ 48
490

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 18

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ tư, chúng ta đem đoạn văn này đọc qua mấy câu đối chiếu chỗ này: “Nhị giả pháp giới viên minh tự tại dụng thị Hoa Nghiêm Tam muội dã, vị quảng tu vạn hạnh xưng lý thành đức, phổ châu pháp giới nhi chứng Bồ Đề”.

Đến chỗ này là một đoạn nhỏ, trong đây trước tiên nói đến pháp giới. Cái danh từ này, chúng ta phải đơn giản giới thiệu qua một chút, cái gì gọi là pháp giới? Các đồng tu học Phật, tôi tin chắc đã nghe qua rất quen thuộc hai chữ này, thế nhưng hàm nghĩa của nó chưa chắc đã rất tường tận. Trên tổng thể mà nói, tất cả các pháp tên chung đều gọi là “pháp giới”. Ý nghĩa của pháp giới rất nhiều, thông thường là dùng “hai nghĩa giải thích”. Một là “tựu sự”, một là “ước lý”. Nơi sự mà nói, pháp là các pháp, giới là phân giới, đó là từ trên sự mà nói. Phật đem tất cả các pháp trong vũ trụ này quy nạp lại dùng sáu chữ là “tánh tướng, lý sự, nhân quả”. Mỗi cái nó có giới hạn của nó, còn trên thực tế mà nói, đây vẫn là quy nạp, nếu phân tách kỹ hơn, thì là vô lượng vô biên, vô số vô tận, chỗ này gọi là các pháp. Thí dụ ngay một mình chúng ta, đây cũng là một pháp, người chúng ta trước tiên từ bên ngoài mà nhìn, thân thể, tay chân mỗi bộ phận riêng biệt, nó đều có giới hạn, từ ngay chỗ này chúng ta thể hội cái gì gọi là giới phân. Trên Bồ-tát Anh Lạc kinh có cách nói như vầy: “Vô minh giả danh bất liễu nhất thiết pháp, mê pháp giới khởi tam giới nghiệp quả”. Vô minh, chúng ta phải biết, ở cái tiết này “pháp giới viên minh tự tại dụng”. Đoạn thứ nhất phía trước là nói “hải ấn sum la thường trụ dụng”, đó là nói khởi nguồn của vũ trụ, vũ trụ này từ do đâu mà có, cái đoạn này là nói ta từ đâu mà đến. Phía trước là nói y báo, cái đoạn này nói chánh báo. Nhà Phật thường nói y chánh trang nghiêm, có thể nói y báo cùng chánh báo là đồng thời mà có, không cách gì phân biệt được cái nào là trước cái nào là sau. Trước sau có thứ tự hay không? Trước sau đích thực là có, thế nhưng có hai cách nói, có một cách nói y báo ở trước, chánh báo ở sau, cũng có một cách nói là chánh báo ở trước, y báo ở sau. Hai cách nói này đều không vấn đề gì, vì sao vậy? Tốc độ của nó quá nhanh. Nhanh đến trình độ nào vậy? Thế Tôn hỏi Bồ-tát Di Lặc, chúng sanh khởi một ý niệm, cái ý niệm này rất ngắn, trong cái ý niệm này có bao nhiêu niệm nhỏ? Có bao nhiêu hiện tượng vật chất (đó chính là nói y báo)? Có bao nhiêu hiện tượng tinh thần (đây là nói chánh báo)? Y báo cùng chánh báo có thể nói là đồng thời xuất hiện. Bồ-tát Di Lặc nói rằng một khảy móng tay, thời gian của khảy móng tay rất ngắn, có bao nhiêu ý niệm? Có “32 ức trăm ngàn niệm”. Trăm ngàn là mười vạn, 32 ức cộng mười vạn, hiện tại chúng ta gọi là 320 triệu. Bạn thấy, một cái khảy móng tay có đến 320 triệu ý niệm vi tế. Ngài nói “mỗi niệm thành hình, hình đều có thức”. Phật hỏi rất hay, ngài cũng trả lời được rất hay. Mỗi một niệm đều có hiện tượng vật chất xuất hiện, mỗi một hiện tượng vật chất đều có hiện tượng tinh thần. Thức chính là tám thức. Chỗ này chúng ta không nói tám thức, mà nói A-lại-da-thức. Cái thứ nhất là A-lại-da-thức xuất hiện. Do đây có thể biết, phàm hễ vật chất nó thảy đều là có thức, cũng chính là nói nó có kiến-văn-giác-tri, vì sao vậy? Bởi vì trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, nó không phải từ bên ngoài đến. Những hiện tượng này, tướng cùng thức, tướng là vật chất, hiện tượng vật chất, thức là hiện tượng tinh thần, đều là trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ.

Phía trước đã nói qua với các vị rất nhiều, khi đại sư Huệ Năng khai ngộ, nói ra tâm đắc của mình cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn nghe, ngài nói với lão hoà thượng, tự tánh kiến tánh rồi, tánh là như thế nào vậy? Có rất nhiều tổ sư nói, ông hãy nói ra nghe thử xem. Đại sư Huệ Năng nói: “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Nào ngờ tự tánh, nếu dùng lời hiện tại mà nói chính là không hề nghĩ đến tự tánh vốn sẵn là thanh tịnh. Hiện tại thì sao? Hiện tại vẫn là thanh tịnh, không luận là bạn đang ở thiên đàng hoặc giả là ở địa ngục, tự tánh trước giờ chưa từng bị ô nhiễm, nhất định là thanh tịnh.

Câu thứ hai ngài nói: “nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt”. Không sanh không diệt. Tự tánh là bản thể, ở trong triết học gọi là bản thể của vũ trụ vạn hữu, vũ trụ này là từ nó biến hiện ra, sanh mạng cũng là từ nó biến hiện ra, sinh mạng ở chỗ này không nói ai khác, riêng chỉ một mình ta. Ta từ nơi nào đến? Từ tự tánh biến hiện ra. Hai chữ chúng sanh này phải hiểu cho rõ ràng, chúng sanh không phải chỉ riêng chỉ con người, nó là nghĩ rộng. Chúng là nói các duyên hoà hợp mà sanh khởi ra hiện tượng đều gọi là chúng sanh. Cho nên nói bao gồm tất cả hiện tượng, không luận là hiện tượng vật chất hay là hiện tượng tinh thần, thảy đều gọi là chúng sanh, cho nên chúng sanh cùng pháp giới ý nghĩa cũng giống nhau, cái phạm vi này rất rộng. Chúng sanh, đều là trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ.

/ 48