/ 48
437

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 17

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ sáu, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Ngôn hải ấn giả chân như bổn giác dã, vọng tận tâm trừng, vạn tượng tề hiện”.

Trong câu nói này nhắc đến hai chuyên danh từ, một cái là “Hải ấn”, một cái là “Chân như”, phía trước chúng ta cũng đều đã học qua. Có một số tài liệu tham khảo có liên quan, hiện tại chúng ta lại xem tiếp, trong Thám Huyền Ký gọi là chân như. Thám Huyền Ký là chú giải của Kinh Hoa Nghiêm 60. Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Hoa Nghiêm, phần nhiều đều là dùng Hoa Nghiêm 80. Giảng chú giải của Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta liền nghĩ đến Sớ Sao của đại sư Thanh Lương, mà Thám Huyền Ký là ở trước một đời, chính là trước tác cuả Quốc sư Hiền Thủ, ngài căn cứ vào Hoa Nghiêm 60.

Ở vào thời đại của Đại sư Hiền Thủ, bộ kinh Hoa Nghiêm 80 vẫn chưa đến Trung Quốc, cho nên các ngài đã dùng bổn kinh này, là từ thời Đông Tấn truyền đến Trung Quốc Hoa Nghiêm 60. Thám Huyền Ký 8 đó là quyển thứ tám, có một đoạn lời nói như vầy: “bất hoại viết chân, vô dị viết như”. Chỗ này cũng nói được rất hay, cái gọi là bất hoại là không thay đổi, bất sanh bất diệt gọi là chân. Chúng ta thử nghĩ xem, giữa khoảng vũ trụ này, có thứ nào mà không hư chứ? Trong thế giới cảm quan của chúng ta, động vật có sanh-lão-bệnh-tử, đó là hoại; thực vật có sanh-trụ-dị-diệt; khoáng vật, tinh cầu, hiện tượng tự nhiên đều có thành-trụ-hoại-không, tìm không ra được thứ nào là không hoại. Vào thời xưa, có người nói hư không đại khái không hoại, từ xưa giờ chưa từng thấy hư không có biến đổi gì. Khoa học hiện đại phát triển, các nhà khoa họ nói với chúng ta hư không là giả, cũng không phải là thật, hư không cũng có biến hoá, đó là chính xác. Vậy thì ở trong Phật pháp, cũng có cách nhìn như vậy đối với hư không. Bạn xem ở trong Bách Pháp Minh Môn Luận, thời gian, không gian, trong Bách pháp liệt kê hai loại hiện tượng này vào Bất Tương Ưng Hành Pháp. Cái gọi là không tương ưng nó không phải là tâm pháp, nó không phải tâm sở pháp, nó cũng không phải sắc pháp, thế nhưng nó có một sự việc như vậy, bạn không thể phủ nhận nó. Nếu dùng lời hiện đại mà nói, nó là một khái niệm trừu tượng, nó không phải là sự thật cụ thể, là khái niệm trừu tượng. Loại pháp này có 24 loại, nên gọi là 24 cái bất tương ưng. Ở trong đây danh từ của Phật giáo không gọi là không gian, mà gọi là phương phân, thời gian thì gọi là thời phân. Thời phân và phương phân chính là hiện tại chúng ta gọi là thời gian không gian. Bất tương ưng hành pháp vẫn là pháp sanh diệt, pháp hữu vi. Pháp hữu vi chính là có sanh có diệt. Cái gì là không sanh không diệt chân thật vậy? Đó chính là tự tánh, tự tánh chân thật không sanh không diệt.

Đại sư Huệ Năng đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Ngài kiến tánh hướng đến lão sư báo cáo cảnh giới mà ngài chứng được, cũng chính là ngài đã thấy được, tự tánh giống như thế nào vậy? Ngài nói ra năm câu. Câu thứ nhất nói “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Tự tánh là thanh tịnh, xưa nay chưa từng bị ô nhiễm. Câu thứ hai nói “vốn không sanh diệt”, đó là cái ý không hoại diệt, đó là thật. Phía sau nói “vô dị viết như”, “Như” có phải là thật hay không? “Như” cũng là thật, không hề khác nhau với thật, thế nhưng nó có biến hoá, thiên biến vạn hoá, nhưng nó không rời tự tánh.

“Như”, đại đức xưa dùng một thí dụ nói với chúng ta, thí dụ vàng ròng, vàng cùng đồ bằng vàng. Chúng ta dùng vàng ròng tạo ra một tượng Phật, tượng Phật vàng, vàng là thật, tượng Phật thì sao? Tượng Phật chính là vô dị viết như, tượng Phật cùng vàng không hề khác nhau, tướng như tánh nó, không hề khác nhau, cho nên tướng cũng là thật. Thế nhưng chúng ta không ưa thích cái tượng Phật này, chúng ta tin tưởng Quán Thế Âm Bồ-tát, chúng ta đem cái tượng Phật này làm tan chảy ra, lại tạo thành một tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, có được hay không? Được! Chỗ này mọi người đều biết, một tôn tượng Phật biến thành Bồ-tát Quán Thế Âm, tướng thì không như nhau, thế nhưng tượng của Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn là một khối vàng ròng đó, không hề khác nhau. Chúng ta nói mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, chúng ta có thể đem tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm này tạo thành một hình tượng động vật nhỏ, cũng có thể đem nó tạo thành một hình người, thậm chí cũng có thể đem nó tạo ra tướng của địa ngục, bạn muốn nó biến thế nào thì tướng sẽ biến, tánh biến hay không? Không biến, nó vẫn là khối vàng ròng, cho nên nói “tướng như tánh nó, tánh như tướng nó”. Tánh không hoại gọi là chân, tướng là có thể hư hoại, thế nhưng tánh của nó là thật, cho nên gọi nó là như “vô dị viết như”. Bạn thấy tượng Phật không khác với vàng ròng, là một không phải là hai, đổi thành tượng Bồ-tát cũng là khối vàng ròng này, vàng không hề thay đổi, tướng thì không ngừng đang thay đổi. Cái ý này chính là nói, mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm thiên biến vạn hoá, tướng đang thay đổi, tự tánh không thay đổi.

/ 48