/ 48
564

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 9

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, bổn văn đoạn thứ nhất. Chúng ta đọc qua vài câu trước: “Nhất hiển nhất thể giả, vị tự tánh thanh tịnh viên minh thể, nhiên thử tức thị Như lai tạng trung pháp tánh chi thể, tùng bổn dĩ lai tự tánh mãn túc, xứ nhiễm bất cấu, tu trị bất tịnh, cố vân tự tánh thanh tịnh”.

Chúng ta ở ngay trong đoạn này xem thấy Phật pháp có một danh từ chuyên môn, đó chính là “Như Lai Tạng”. Như Lai Tạng trong đại thừa giáo có rất nhiều cách nói khác nhau. Tạng chính là ý nghĩa hàm chứa, cũng như là cái kho vậy, như trong nhà Phật chúng ta gọi Đại Tạng kinh, cái tạng đó chính là ý nghĩa của sự cất chứa, kinh điển được cất chứa trong kho tàng đó, như cất chứa trong kho hàng vậy.

Rốt cuộc là chân như cất chứa trong phiền não hay là phiền não cất chứa ở trong chân như? Việc này chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức đã nói cho chúng ta nghe rất nhiều, phải từ phương diện nào mà quan sát? Chúng ta học tập danh từ này cũng xem là một khoá mục. Phải nên biết chân như và phiền não là một không phải là hai, khi mê thì chân như liền biến thành phiền não, và Như Lai tạng, Như Lai hàm tàng trong phiền não; sau khi giác ngộ thì phiền não chính là chân như. Danh từ của nó rất nhiều, phía trước chúng ta đã đọc qua, chân như ở ngay trong phiền não thì gọi là Như Lai Tạng, chân như nếu như thoát khỏi phiền não thì chính là giác ngộ. Phiền não giác ngộ rồi thì gọi là pháp thân. Phật đã dùng rất nhiều danh từ thuật ngữ khác nhau, dụng ý ở đâu vậy? Chúng ta nhất định phải nên biết, dạy chúng ta không nên chấp trước tướng danh tự, chấp trước tướng danh tự thì sai. Ngay đến Lão Tử đạo Gia của Trung Quốc, câu đầu tiên cũng là dạy chúng ta như vậy: “Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh”, chỗ này chính là dạy chúng ta không nên chấp trước.

Bồ-tát Mã Minh trong Khởi Tín Luận dạy chúng ta, phải dùng tâm trạng thế nào để học Phật? Ngài nói cho chúng ta nghe ba câu.

Thứ nhất, học Phật một là đọc kinh, một là nghe giảng; đọc kinh, thính giáo đều phải biết không dính vào tướng lời nói, khi chúng ta nghe giảng không nên dính vào ngôn ngữ. Văn tự của kinh điển là phù hiệu của ngôn ngữ, cũng chính là nói không chấp trước vào ngôn ngữ, bạn cũng không chấp trước vào văn tự, chấp trước văn tự là sai, bạn phải hiểu được cái ý nghĩa của nó. Cái ý ở đâu vậy? Ý ở ngoài lời. Đó là cái khó của Phật pháp, bạn cần phải nên hiểu. Cho nên tiếng kỳ diệu ngoài dây đàn, bạn không thể nói ra được. Ngôn  ngữ là một loại phương tiện khéo léo, phải đem nó làm nổi bật lên, bạn phải có cái năng lực này.

Thứ hai, không nên chấp trước cái tướng danh tự, chính là thuật ngữ danh từ, đó là giả lập, giả thiết. Tại vì sao phải giả thiết? Những danh từ thuật ngữ này, bạn hiểu được hàm ý của nó liền sẽ bớt đi rất nhiều việc, chỗ này chính là hiện tại trong học thuật đều có chuyên môn thuật ngữ, hàm nghĩa trong đây rất sâu rất rộng, dùng danh từ đơn giản đem nó nói rõ ra.

Thứ ba, không nên chấp trước tướng tâm duyên. Tâm duyên là bạn nghe rồi, bạn thấy rồi, bạn khởi tâm động niệm ở trong đó nghĩ tưởng nó là ý nghĩa gì. Chỗ này không thể tưởng, vừa tưởng thì sai. Vì sao là sai? Bởi vì Phật nói pháp, Bồ-tát nói pháp đều không khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm còn không có thì làm gì có phân biệt chấp trước? Cho nên chúng ta chính mình cũng cần phải không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì nghe lời nói của ngài liền có mùi vị, vừa nghe liền hiểu. Chúng ta chính mình khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, còn người giảng kinh nói pháp không khởi tâm không động niệm, họ cũng không có phân biệt, cũng không có chấp trước, bạn nói xem chúng ta làm sao có thể nghe hiểu lời nói của các ngài? Cho nên tuyệt đại đa số người học Phật, nghe kinh hoặc là đọc kinh, đó là ý của ai vậy? đều là ý của chính mình, không phải là ý của Phật. Cho nên trong kệ khai kinh nói rất hay: “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Câu nói này không dễ dàng, nếu là bạn có thể hiểu được chân thật nghĩa của Như Lai, bạn liền vào cảnh giới Như Lai; chưa vào được cảnh giới Như Lai, bạn nghe hiểu rồi có đạo lý, thấy được không tệ nhưng toàn là ý của riêng mình, không phải chân thật nghĩa của Như Lai, cái đạo lý này phải hiểu. Đương nhiên chúng ta hiểu rõ rồi, nhất thời không làm được, nhất thời vẫn là phải dùng ý nghĩ của mình để phán đoán, hy vọng cái ý này của chính mình cùng với chân thật nghĩa của Như Lai càng ngày càng tiếp cận thì tốt, vậy thì xem không tệ rồi, có thể không có sự sai lệch. Nếu như chúng ta chấp trước lời nói, chấp trước danh tướng, thì luôn là đi sai lệch. Cho nên trong việc này, Phật nói ra rất nhiều danh tướng, dụng ý rất sâu, biết được tất cả danh tướng chỉ là nói một sự việc thì sẽ không chấp trước. Nếu như ngài chuyên dùng một danh từ để nói một sự việc, thì chúng ta dễ dàng sanh ra chấp trước. Cho nên giáo học của Phật pháp, phía trước đã nói qua rất nhiều, then chốt nhất là giúp cho chúng ta khai ngộ, không phải dạy chúng ta nhớ được nhiều, nghe được nhiều, hoặc giả là nhớ được nhiều. Học thuộc lòng chính là ghi nhớ. Ngay đến cổ thánh tiên hiền đều nói “ký vấn chi học bất túc dĩ vi nhân sư dã”. Ký vấn chi học là gì vậy? Lời hiện đại chúng ta thường nói là thường thức rất phong phú, danh từ dùng ở trên học thuật, như tri thức hiện tại đã nói “nghe nhiều nhớ giỏi, tri thức rất phong phú”. Cổ thánh tiên hiền ta chúng ta nói, tri thức có phong phú hơn “vẫn chưa đủ làm thầy người”. Phải là người thế nào mới là thầy giáo tốt? Trí tuệ, trí tuệ không phải là nhớ, dùng trí tuệ giải quyết vấn đề nhất định không hề có di chứng phụ, vì sao vậy? Vì có chính xác. Tri thức không đáng tin. Dùng khoa học gia để nói, phía trước nhà khoa học phát minh ra một định luật, cho rằng là chân lý, trải qua mấy mươi năm, phía sau lại có một khoa học gia khác lật đổ đi định luật của họ, đó là gì vậy? Đó là tri thức. Nếu như là trí tuệ thì vĩnh viễn không bị lật đổ. Cho nên người đông phương chú trọng cầu trí tuệ, không giống như người phương tây, người tây phương học toàn đều là tri thức. Việc này phải biết. Trong tri thức có phân biệt chấp trước, trong trí tuệ thì không có, cho nên nếu như là không có phân biệt chấp trước, vậy bạn mới có thể tiếp cận Như Lai Tạng. Đến không khởi tâm không động niệm, vậy thì bạn chứng được Như Lai Tạng, bạn  thật đã triệt để thấu hiểu. Cho nên trong “Phật Tánh Luận” nói Như Lai tạng, cái tạng này có ba ý nghĩa.

/ 48