TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 10
Học tập ở hiện trường, mỗi ngày đều có một số đồng tu mới đến, phía trước chưa nghe qua. Chiếu theo qui củ đều phải giới thiệu sơ lược qua để bù đắp kinh văn phía trước đã học. Đây chính là Thế Tôn lưu lại điển hình cho chúng ta “Phật thị môn trung bất xã nhất nhân”.
Nhà Phật nói bản thể của vũ trụ, gọi là tự tánh, ở trong thiên văn tự này, Quốc sư Hiền Thủ dùng bảy chữ này rất hay: “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”. Trên thực tế chính là trong Đại Tạng kinh thường hay gọi là Phật tánh, pháp tánh chân như bổn tánh, đều là cái ý này, xưng Như Lai Tạng cũng là cái ý này. Nếu như chúng ta đem câu nói này đối chiếu với kinh Hoa Nghiêm mà Thế Tôn đã nói, các vị liền rất dễ dàng hiểu được. Phật ở trên kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, lại nói “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”. Trong câu nói này, “tự tánh” chính là Như Lai, “thanh tịnh” chính là đức, “viên” chính là tướng, viên mãn , “minh” chính là trí tuệ. Bạn xem, trí tuệ, đức tướng, đó là bản thể của tất cả vạn pháp, tất cả vạn pháp đều là từ nơi nó sanh ra. Lục tổ Đại sư Huệ Năng đã nói “nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp” chính là cái ý này, cho nên bảy chữ này của ngài, đại sư Huệ Năng đã nói hai mươi chữ. Thích Ca Mâu Ni Phật nói được càng rõ ràng hơn, nói rõ tường tận chính là một bộ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chính là nói câu này. Đại sư Hiền Thủ nói với chúng ta, câu này chính là “Như Lai tạng trung pháp tánh chi thể”, cho nên hai ngày này chúng ta cố gắng ôn tập lại một chút về cái gì gọi là Như Lai Tạng, học Như Lai Tạng.
Như Lai Tạng văn cũng có ba đoạn. Đoạn thứ nhất nói tạng có ba ý nghĩa, tạng có ý nghĩa là “Sở Nhiếp”, có ý nghĩa là “Che Đậy”, có ý nghĩa là “Năng Nhiếp”.
Cái gì gọi là nhiếp? Nhiếp là nhiếp thọ, việc này hiện tại rất dễ dàng hiểu được. Bạn xem, hiện tại di động và máy hình loại nhỏ quá phổ biến, chúng ta đi ra ngoài gần như mỗi người trên mình đều có mang theo, khi chụp thì cảnh chụp được cất vào trong đó. Máy chụp hình chính là Tạng, đem tất cả hiện tượng bên ngoài gom cất vào trong đó. Nhiếp có ý nghĩa nhiếp thọ, có ý nghĩa nhiếp trì.
Phía trước đã nói sở nhiếp, chúng ta đã học qua, chúng ta tiếp theo học “ẩn phú chi nghĩa”. Cái gì gọi là ẩn phú? Chân như, chính là Phật nói “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”, khi trí tuệ đức tướng Như Lai ở trong phiền não. Ai có phiền não? Chúng sanh sáu cõi có phiền não. Khi có phiền não thì sẽ không thấy tánh đức Như Lai, phiền não đã che mất nó. Thông thường chúng ta nói được rõ ràng hơn một chút, che đậy giống như bạn dùng cái nắp đậy lại. Che đậy thì tánh đức của Như Lai liền không thể hiện tiền, vào lúc này thì gọi là Như Lai Tạng, Như Lai ẩn ngay trong phiền não. Cái ý này thì dễ hiểu. Không phải không có Như Lai, Như Lai chính là tự tánh thanh tịnh viên minh thể, là có, cái thứ này vĩnh viễn tồn tại, nó không phải là pháp sanh diệt, phía sau sẽ giảng được rõ ràng hơn, đây gọi là Như Lai Tạng. Cho nên nói “chúng sanh chi phiền não tạng Như Lai”, đó chính là phiền não của chúng sanh che mất đi Như Lai, gọi là Như Lai Tạng. Trên kinh Thắng Man nói vô lượng phiền não che mất đi Như Lai Tạng đều là nói cái ý này. Chúng sanh sáu cõi bị phiền não vô lượng che mất đi Như Lai Tạng, Như Lai bị phiền não trói buộc, chướng ngại mất, trí tuệ đức tướng của Như lai không thể hiện tiền. Trí tuệ là tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài đến. Đức cũng không phải từ bên ngoài đến, cho nên gọi là tánh đức.
Tánh đức là gì vậy? Tánh đức dùng một câu đơn giản nhất để nói chính là ái. Nhà Phật nói ái sợ người thông thường hiểu lầm, bởi vì trong ái có tình. Có tình chấp chính là phiền não, không phải ái chân thật. Ái chân thật là trí tuệ, là lý tánh, cho nên nó không có phiền não. Do đó Phật dùng một danh từ khác để nói gọi là từ bi. Các vị phải nên biết từ bi chính là yêu, yêu chính là từ bi, vì sao gọi là từ bi? Trong từ bi không có tình chấp, cũng chính là nói không có phân biệt, không có chấp trước, đó gọi là từ bi. Ái không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là từ bi; có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì từ bi gọi là ái. Hai chữ này phải phân biệt rõ ràng, không nên sanh ra hiểu lầm. Cho nên Phật pháp gọi là đại từ đại bi, người thế gian chúng ta gọi là đại ái. Đại ái cùng đại từ đại bi là có khác biệt. Đại ái vẫn là có phân biệt, có chấp trước. Có phân biệt, có chấp trước, cái ái có lớn hơn cũng không thoát khỏi sáu cõi luân hồi, vì sao vậy? Sáu cõi luân hồi là do chấp trước mà biến hiện ra, chỉ cần có chấp trước liền có luân hồi, hôm nào đem chấp trước tất cả pháp thế xuất thế gian trừ hết thì luân hồi không còn.