/ 48
529

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 5

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, xem từ điều thứ năm: “Ngũ nhập ngũ chỉ, nhất giả chiếu pháp thanh hư ly duyên chỉ. nhị giả quán nhân tịch bạc tuyệt dục chỉ. Tam giả tánh khởi phồn hưng pháp nhĩ chỉ. Tứ giả định quang hiển hiện vô niệm chỉ. Ngũ giả sự lý huyền thông phi tướng chỉ”. Những Điều ở phía sau này chúng ta cũng đọc qua một lần.

Kinh văn: “Lục khởi lục quán. Nhất giả nhiếp cảnh quy tâm chân không quán. Nhị giả tùng tâm hiện cảnh diệu hữu quán. Tam giả tâm cảnh bí mật viên dung quán. Tứ giả trí thân ảnh hiện chúng duyên quán. Ngũ giả đa thân nhập nhất cảnh tượng quán. Lục giả chủ bạn hỗ hiện đế cương quán”.

Đại sư Hiền Thủ đem phương pháp tu học của kinh Hoa Nghiêm, đặc biệt là khế nhập cảnh giới Hoa Nghiêm, như trong bộ đại kinh này, Thế Tôn đã nói trọng điểm thuộc về tu học khế nhập cảnh giới, ngài dùng sáu điều rất đơn giản đem nó nêu ra. Thiên văn chương này, ở trong đại thừa giáo được xem là luận. Luận là giải thích tất cả kinh mà Phật đã nói. Luận có hai loại, trên thực tế, luận được xem là chú giải.

Một loại là giải thích  kinh, chiếu theo từng câu từng câu kinh văn giải thích, gọi là Thích Kinh Luận, chính là giải thích Kinh. Như Đại sư Thanh Lương, ngài đã tạo ra Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, đó được xem là Thích Kinh Luận. Thế nhưng Đại sư không dùng luận, dùng Sớ Sao, đó là khiêm tốn, vì sao vậy? Dùng ý nghĩa sớ sao thì chính là nói có thể những gì tôi nói còn có những chỗ không được thỏa đáng, hy vọng người sau giúp tôi cải chính, trong đó có ý khiêm tốn. Nếu như nói luận, luận là đệ tử Phật, như Bồ-tát, Duyên-giác, A-la-hán, các ngài giải thích kinh được hoàn toàn chính xác, chính là ý nghĩa của Phật, vĩnh viễn lưu truyền lại sau, một chữ cũng không được thay đổi, đó mới gọi là Luận. Vì vậy địa vị của Luận thì cao, Sớ thì khiếm tốn nhiều. Người hiện tại giải thích kinh Phật, ngay đến Sớ Sao cũng không dám nói, dùng chữ gì vậy? Dùng giảng nghĩa, dùng chú giải, vậy thì càng khiêm tốn. Cách dùng từ ngữ này chúng ta đều phải nên biết.

Ngoài ra một loại nữa gọi là Tông Kinh Luận. Tông không phải là giải thích kinh, mà là đem ý nghĩa quan trọng  trong kinh nêu ra để thảo luận. Thí dụ nói Du Già Sư Địa Luận thì thuộc về Tông Kinh Luận, nó không phải giải thích kinh mà hoàn toàn giảng Pháp Tướng Duy Thức mà Phật đã giảng trong tất cả Kinh, đem nó quy nạp lại. Như vậy thì Đại Trí Độ Luận là Thích Kinh Luận, giải thích Đại Bát Nhã Kinh, cho nên gọi Luận. Phân lượng này thì rất nặng, vậy thì nhất định không có sai lầm.

Thiên văn chương này của Quốc sư Hiền Thủ, ở trong Hoa Nghiêm Tông có thể nói là Tông Kinh Luận. Ngài đã căn cứ vào những giáo nghĩa ở trong kinh Hoa Nghiêm đã nói, đặc biệt đem nó nêu ra, quy nạp làm sáu điều, dạy cho chúng ta làm thế nào tu hành, làm thế nào khế nhập cảnh giới Hoa Nghiêm, cũng chính là thành Phật. Sáu điều phía trước đã nêu ra với các vị. Ba điều phía trước là “hiển nhất thể, khởi nhị dụng, thị tam biến”, đó là thuộc về nhìn thấu. Ba điều phía sau là thuộc về buông bỏ. Bạn xem buông bỏ, thứ nhất ngài nói Tứ đức, Tánh đức trong Tự tánh, chỗ này vô cùng quan trọng. Tất cả Phật Bồ-tát ứng hoá trong mười pháp giới, đều là đang hành tứ đức.

Như vậy, Nhập Ngũ Chỉ, Khởi Lục Quán đó là dạy chúng ta, Chỉ là buông bỏ, Quán là nhìn thấu, bạn xem thấy ý nghĩa trong sáu điều này, ở nơi người giác ngộ, thông thường chúng ta nói “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, họ nhìn thấu trước rồi sau đó buông bỏ. Vậy phàm phu chúng ta tu hành, chúng ta trước nhìn thấu, sau buông bỏ. Ngũ Chỉ là buông bỏ, Lục Quán là nhìn thấu, buông bỏ trước rồi sau đến nhìn thấu. Ý nghĩa trong này rất sâu rộng. Thời gian qua được rất nhanh. Phía trước nêu ra là đưa ra tên gọi cương lĩnh, về sau chính là giải thích tường tận từng điều từng điều.

Tôi nói thời gian đi qua rất nhanh, chúng ta giảng hôm nay là ngày thứ năm rồi, chúng ta mới học đến chỗ này. Phía sau cho dù có giải thích tường tận, tôi ở ngay chỗ đây tỉnh lượt bớt đoạn này, giảng giải với mọi người. Học Phật nhất định phải buông bỏ trước. Không buông bỏ thì không thể nhìn thấu, vì sao vậy? Không buông bỏ là chướng ngại, cho nên buông bỏ trước, sau đó nhìn thấu. Vào đoạn văn, phía sau mới vào văn, đó chính là nói tỉ mỉ, vô cùng thú vị, từ Hiển Nhất Thể chúng ta bắt đầu học từng điều từng điều.

/ 48