/ 48
700

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 3

Chào các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời xem Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán.

Hôm qua chúng ta học đến quốc sư Hiền Thủ hướng dẫn chúng ta đến “Hội chỉ”. Vào được cảnh giới thì rất là không dễ, chính là sơn nhạc dễ dời. Nếu không biết thì sao? Vi tế hơn nữa cũng sẽ không cách gì khế nhập. Cái ý này rất sâu. Người được thì thái độ của họ là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, cho nên họ mới có thể lĩnh ngộ. Người không biết, chúng ta dùng lời hiện tại mà nói là tâm khí bao chao, cho nên họ không thể thể hội được thật tướng các pháp mà Phật đã nói. Đương nhiên chúng ta đều hy vọng, chính mình ở ngay trong một đời này đều có thể vào được cảnh giới Hoa Nghiêm. Vào được cảnh giới Hoa Nghiêm chính là trong Thiền tông đã nói là “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, chúng ta không thể không có cái mong cầu này. Thế nhưng có cái mong cầu này lại không thể phân biệt chấp trước. Phân biệt chấp trước đó là chướng ngại, mong cầu của chúng ta sẽ rỗng không. Cần phải tuân thủ phương pháp mà chư Phật Bồ-tát, tổ sư đại đức đã dạy cho chúng ta.

Đoạn văn phía sau tiếp theo nói: “Chiếp dĩ toàn phi vãng cáo miễn địch cửu chương bị Tam tạng chi huyền văn, tá ngũ thừa chi diệu chỉ, phồn từ tất tiêu khuyết nghĩa phục toàn, tuy tức sáng tập vô ngại, huống nãi tiên qui hữu cứ”.

Chúng ta xem trước mấy câu này. Khi vừa mở đầu, ngay chỗ này chính là nói ba hạng người thượng trung hạ thông thường chúng ta không thể không nương vào điển tích. “Vãng cáo”, “cáo” là một số huấn từ răn dạy người đời sau của cổ đức tiền bối, như giới luật trong Phật pháp, những nguyên lý nguyên tắc trọng yếu trong kinh điển mà Phật Đà đã nói cho chúng ta nghe, thực tiễn ngay trong tế hạnh thường ngày những lễ tiết nhỏ này.

“Miễn địch” là rất cung kính. “Cửu chương” chính là kinh điển, đều là thời xưa Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói. Cũng có không ít đệ tử Phật, học trò của Phật lưu lại rất nhiều những ghi chép về sự tâm đắc, đều có thể cung cấp cho chúng ta làm tham khảo tu học. Chúng ta phải dùng tâm chân thành cung kính để tiếp nhận, không thể có chút gì hoài nghi. Lời nói này khó, thật tế mà nói là quá khó, vì sao vậy? Ngày nay chúng ta cầu học, có thể nói là từ nhỏ, thầy giáo cha mẹ đã dạy chúng ta dùng cái tâm hoài nghi, không thể hoàn toàn tin vào người xưa, cho rằng hoàn toàn tin vào người xưa thì ta sẽ bị lỗ. Vậy là sai rồi, vì sao vậy? Người xưa nói vào thời đó là chính xác, nhưng ở vào xã hội hiện tại chưa chắc có thể dùng được, chỗ này gọi là người xưa Trung Quốc chúng ta thường nói: “Tam đại chi lễ tựu hữu sở bất đồng”. Điển tích của mỗi triều đại, đích thực là thời trước mỗi thời đại đều làm chỗ nương theo, ,hững thứ nào có thể giữ lại, những thứ nào có thể cắt bỏ, những thứ nào vẫn cần phải bổ sung gầy dựng và phá bỏ không đồng. Việc này đối với học thuật thế gian là chính xác, thế nhưng đối với giáo huấn của thánh hiền thì không thể, thì không thể được. Đối với điển tích của thánh hiền chúng ta nhất định phải dùng phương pháp của Khổng Tử. Khổng Tử nói tu học cả đời của chính Ngài, Ngài nói Ngài không hề sáng tạo, không hề phát minh: “tín nhi hiếu cổ”. Đối với giáo huấn của cổ thánh tiên hiền Ngài tin tưởng, Ngài yêu thích, mà cả đời của Ngài, lời nói này không phải là lời nói khiêm tốn, nói ra đó là thật: “thuật nhi bất tác”. Thuật là tường thuật lại giáo huấn của người xưa, chính là “vãng” mà chỗ này nói, là hướng cổ, “vãng cáo cữu chương”, Ngài đối với đây có thể tin tưởng. Vì sao vậy? Do thánh nhân để lại. Bạn không được có hoài nghi. Giáo huấn của thánh hiền không giống như thứ của phàm phu chúng ta. Phàm phu là từ trong tâm ý thức chúng ta hiện bày ra, chúng ta có nghiên cứu, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chưa đoạn, chúng ta có thể nghiên cứu, chúng ta có phát minh. Vì sao bậc thánh hiền đến thời Khổng Tử thì không có? Khổng Tử cũng là thánh nhân, Ngài biết được. Vì sao vậy? Cái thánh nhân đã chứng là viên mãn. Bạn nói một chữ Viên này, bạn có thể thêm vào một thứ gì nữa hay không? Bạn có thể ở trong Viên giảm bớt đi một thứ gì không? Nó có thể làm đến được không tăng không giảm, thêm vào một chút thì là dư ra, thiếu đi một chút thì là không tròn đầy, cho nên từ trong tâm tánh lưu xuất ra thì không tăng không giảm.

Chúng ta biết Thích Ca Mâu Ni Phật minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Chúng ta mở ra Lục Tổ Đàn Kinh, đây là người Trung Quốc chúng ta - Đại sư Huệ Năng, nội dung ở trong đó cùng với kinh điển mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói là như nhau, cũng là không tăng không giảm, cũng là đạt đến cứu cánh viên mãn. “Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên”, diệu ở chính ngay chỗ này. Cho nên chúng ta nhất định đối với nó có thành kính, tin sâu không nghi, hoàn toàn tiếp nhận, lấy cái này để làm tiêu chuẩn để sửa đổi tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, hành vi sai lầm của chúng ta. Đây gọi là Tam Tạng Kinh Điển. Tam Tạng là Kinh-Luật-Luận. Kinh luận là tiêu chuẩn tu sửa kiến giải tư tưởng chúng ta, giới luật là một tiêu chuẩn tu sửa hành vi ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Những tiêu chuẩn này đều là từ tự tánh lưu xuất ra, không những mỗi bộ kinh đều là viên mãn, chắc thật mà nói thì mỗi câu đều viên mãn, mỗi chữ đều viên mãn, trong mỗi một chữ có vô lượng nghĩa. Ở trong thiên văn chương này của quốc sư Hiền Thủ Chúng ta sẽ thấy được.

/ 48