/ 15
442

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 13A 13B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 24 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 160, hàng sau cùng, xem chú giải của Niệm Lão:

“Phù chúng sanh chi sanh diệt tâm, xứ xứ năng duyên, độc bất năng duyên ư Bát Nhã, tu vị đăng biệt giáo địa thượng chi Bồ Tát, phương năng khế nhập, ư vô trụ thời tức sanh tâm, ư sanh tâm thời tức vô trụ”[1].

Chỗ này đều là nói chân tướng sự thật! Phàm phu mê mất đi tự tánh, trên kinh đại thừa thường nói “một niệm bất giác mà có vô minh”. Cái niệm “bất giác” này chính là “vô minh”. Vậy cái gì là “minh”? “Giác”’là “minh”. Làm “giác” mất đi rồi thì biến thành “bất giác”.

“Giác” là tất cả pháp tự nhiên đều thông đạt. Gọi “bổn giác” là vì nó vốn dĩ là giác ngộ. Một niệm bất giác thì bổn giác liền biến chất, biến thành A Lại Da. A Lại Da chính là bất giác. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là nương vào A Lại Da mà khởi. A Lại Da là tâm sanh diệt, còn Giác tâm không sanh không diệt, giác tâm chính là tự tánh.

A Lại Da nơi nơi nó đều có thể năng duyên. Thực tế ba tâm đều là một thể, từ chấp trì chủng tử gọi là A Lại Da, từ phân biệt gọi là Ý thức, từ chấp trước gọi là Mạt Na. Thế là chúng ta liền biết Mạt Na cùng Ý thức chính là tác dụng của A Lại Da, đó là hai chủng loại tác dụng lớn, một cái là phân biệt, một cái là chấp trước. Chấp trước là căn bản của “kiến tư phiền não” (phiền não chướng), phân biệt là căn bản của (trần sa phiền não) “sở tri chướng”. Đệ lục Ý thức năng lực năng duyên rất lớn, tận hư không khắp pháp giới nó thảy đều duyên đến, nhưng lại chẳng thể duyên đến “Bát Nhã”. “Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát” là “tam đức” của tự tánh, nó duyên không đến Pháp thân, duyên không đến Bát Nhã. Vì sao vậy? Vì Pháp thân, Bát Nhã đều không có hình tướng, còn nó duyên phải có đối tượng. Bạn xem năm căn trước: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, những thứ nó có thể duyên đều là hiện tượng vật chất. Nhãn duyên sắc, nhĩ duyên thanh, tỷ duyên hương, thiệt duyên vị, thân duyên xúc, gọi là ngũ trần, nó có đối tượng. Còn đệ lục ý thức là tâm, nó không phải vật chất, nó là một ý niệm, ý niệm năng duyên pháp, nó có thể nghĩ quá khứ, nó có thể nghĩ vị lai, công năng lớn nhất, 51 tâm sở thảy đều tương ưng với nó, không có thứ nào không tương ưng. Cho nên trên kinh Phật nói, đối ngoại nó có thể duyên hư không pháp giới, đối nội nó có thể duyên đến “tam tế tướng” của A Lại Da là nghiệp tướng, chuyển tướng, cảnh giới tướng của A Lại Da.

Nghiệp tướng hiện tại khoa học gọi là năng lượng. Nghiệp tướng là hiện tượng sóng động, chính là một niệm bất giác; Chuyển tướng chính là ý niệm, khoa học gọi là tin tức; Cảnh giới tướng chính là vật chất mà khoa học gia gọi. Cảnh giới tướng hiện tại gọi nó là hiện tượng vật chất, tương đối với nó là hiện tượng tinh thần, hiện tượng tinh thần chính là tin tức, chính là ý niệm (mà nhà Phật gọi là “chuyển tướng”), tất cả pháp từ tâm tưởng sanh chính là từ ý niệm.

/ 15