/ 15
516

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 14A 14B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 24 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại kinh khoa chú” trang thứ 162, bắt đầu xem từ hàng thứ 5, đây là đoạn sau cùng:

“Đại thánh thùy từ, đặc lưu thử kinh. Kinh vân: Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế.”[1]

“Ngã” ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng. Pháp vận của Phật Thích Ca là 12.000 năm tròn đầy[2], khi mà Phật pháp ở cái thế gian này mất hết rồi thì Phật Thích Ca Mâu Ni dùng lòng từ bi vô tận, vẫn đem bộ kinh này lưu lại thêm 100 năm.

“Kỳ hữu chúng sanh, trực tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ.”[3]:

Bất kỳ người nào, vào thời gian này mà có thể gặp được bộ kinh này, gặp được câu danh hiệu này đều có thể được độ.

“Hựu, Pháp diệt tận Kinh trung, diệc cụ Kinh Vô Lượng Thọ tối hậu nhập diệt chi thuyết”[4]:

Ở trong “Kinh Pháp Diệt Tận” cũng là nói như vậy. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão:

“Kinh vân: Đương lai chi thế”:

Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói cái lời này là lúc Ngài còn tại thế. “Đương lai” tức là nói đời tương lai, cũng chính là nói vào cái thời đại Mạt pháp này. Thời đại Mạt pháp này rất dài, có đến 10.000 năm (ở phần sau này cũng nói đến). Tuổi thọ bình quân của con người chúng ta ngắn nhất là 10 tuổi, dài nhất là 8 vạn 4 ngàn tuổi. Từ 10 tuổi, cứ mỗi 100 năm tăng thêm 1 tuổi, tăng đến 8 vạn 4 ngàn tuổi, đây là tuổi thọ cao nhất của con người (đây gọi là Tăng kiếp). Lại từ 8 vạn 4 ngàn tuổi, cứ mỗi 100 năm lại giảm đi 1 tuổi, giảm đến 10 tuổi (đây gọi là Giảm kiếp). Cứ một vòng tăng giảm như vậy (một kiếp tăng và một kiếp giảm) gọi là một Tiểu kiếp. Đây là nói thọ mạng của cõi người ở trong Lục đạo nhân gian.

Chúng ta hiện tại đang ở trong thời Giảm Kiếp. Năm xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tuổi thọ bình quân của con người là 100 tuổi, từ khi Thế Tôn nhập diệt đến nay, theo ghi chép của Trung Quốc là 3041 năm, cứ mỗi 100 năm giảm một tuổi, vậy 3000 năm đã qua là con người tuổi thọ đã giảm đi 30 tuổi rồi. Người hiện nay tuổi thọ bình quân là 70 tuổi. Trải qua 1.000 năm nữa thì tuổi thọ con người giảm xuống còn 60 tuổi, qua 2.000 năm nữa, tuổi thọ con người giảm xuống là 50 tuổi, cứ như vậy giảm đến tuổi thọ con người giảm còn 10 tuổi tức là trải qua 6.000 năm nữa. Vào lúc này pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn 3.000 năm nữa, bởi vì Mạt pháp sau này còn khoảng 9.000 năm nữa. Đến khi tuổi thọ con người 10 tuổi rồi là hết Kiếp Giảm, lại chuyển sang Kiếp Tăng, lại cứ 100 năm tăng 1 tuổi, pháp vận của Thế Tôn vẫn còn cho đến khi tăng lên đến 40 tuổi là hết 3.000 năm sau. Vào thời gian này, Phật pháp sẽ càng suy, càng về sau nữa thì càng suy, tuy là có thịnh suy, nhưng suy chắc chắn là lớn hơn nhiều so với thịnh. Chúng ta nhất định phải biết, lúc này cho dù ta có được lại thân người, cũng không dễ gì gặp được Phật pháp, thế cho nên Phật mới nói “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Đoạn sau cùng này nói:

/ 15