/ 15
732

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 11A 11B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 23 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại kinh khoa chú” trang thứ 157, đếm xuống đến hàng thứ 4, đoạn này là tiếp theo phần trước.

“Kỳ tha pháp môn, toàn bằng tự lực, Mạt thế tu hành, đa chư chướng nạn.”[1]

Ngoài Tịnh độ ra, tất cả những pháp môn khác bao gồm 8 vạn 4 ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, thảy là đều dựa vào tự lực, còn pháp môn này là tất cả dựa vào tha lực. Cái này không thể không biết. Tha lực là Phật A-Di-Đà, thảy đều dựa vào sự gia trì của 48 nguyện của Phật A-Di-Đà, cho nên cái pháp môn này gọi là pháp môn tha lực. Ngoài pháp môn này ra, tất cả pháp môn khác đều là thuộc về pháp môn tự lực, hoàn toàn dựa vào chính mình.

Dựa vào mình, trong thời kỳ hiện nay là thời kỳ Mạt pháp “đấu tranh kiên cố”, tuy chưa phải là đến lúc tột đỉnh, nhưng nó thật sự sinh ra chướng ngại nghiêm trọng khiến chúng ta không có cách gì tu hành được. Họ đấu tranh ta, ta không đấu tranh họ, nhưng họ vẫn không chịu tha thứ cho ta, nhất định quấy nhiễu ta, khiến bạn không thể ra khỏi lục đạo luân hồi, không thể đạt được tâm thanh tịnh, khiến bạn ở mọi lúc ở mọi nơi thường sinh phiền não, thường có âu lo, vậy thì đạo nghiệp của bạn làm sao có thể thành tựu được. Tu hành thời Mạt pháp này các chướng nạn nhiều, đây là điều mà chính chúng ta đích thân có thể thể hội..Những chướng nạn này có hay không vậy? Không có! Làn sóng này đi qua thì làn sóng kia lại đến. Đây là chân tướng sự thật trước mắt.

Nhưng riêng pháp môn niệm Phật này thì không thể chướng được, cho dù là bạn niệm Phật cũng có người muốn chướng ngại bạn, nhưng họ cũng không thể chướng được. Vì sao vậy? Khi bạn niệm bằng miệng, họ chướng ngại bạn, vậy thì bạn không niệm bằng miệng, bạn niệm ở trong tâm, cái này thì họ không thể chướng ngại được. Chúng ta hãy nhìn mấy vị Đại đức của Chùa Phật Lai, vào thời gian 10 năm Cách mạng Văn hóa không cho phép niệm Phật, vậy thì những vị đại đức này họ niệm Phật ở trong tâm, không niệm bằng miệng nữa, không cho phép lạy Phật thì khi đêm đến mọi người đều ngủ rồi, họ dậy lạy Phật, họ làm nên tấm gương cho chúng ta thấy. Cho nên cái pháp môn này thuận tiện hơn những pháp môn khác. Dưới đây nêu “Kinh Lăng Nghiêm” làm thí dụ cho việc bị chướng ngại:

“Lăng Nghiêm trung quảng minh, hành nhân ư Thiền Quán trung chi ngũ thập chủng Ấm Ma can nhiễu”[2] 

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật vì chúng ta nói ra mỗi một loại của ngũ ấm này có 10 loại cảnh ma, đây chính là chướng ngại. Sắc có 10 loại, thọ có 10 loại, tưởng có 10 loại, hành, thức đều có 10 loại, là 50 loại. Trong 50 loại ma này, dù chỉ là một loại, bất kỳ một loại nào, nếu chỉ dựa vào tự lực đều rất khó có thể vượt qua, huống chi là cả 50 loại. Cho nên tu hành thời Mạt Pháp không có người nào có thể chứng quả. Pháp vận của Thế Tôn: Chánh pháp 1.000 năm có người chứng quả; Tượng pháp 1.000 năm không có người chứng quả, nhưng có người đắc thiền định; Mạt pháp 10.000 năm, đương nhiên càng không thể có người chứng quả, cũng không có người đắc thiền định. Hiện nay người tu hành tâm khí bao chao, tâm khí bao chao thì niệm Phật cũng không thể vãng sanh mà chỉ là kết cái pháp duyên với A-Di-Đà Phật mà thôi, lại phải đợi đến đời sau kiếp sau nếu gặp được duyên thì tu tiếp. Vậy thì đến khi nào có thể vãng sanh? Thời gian rất dài, rất dài. Vì sao? Đại đức xưa nói cho chúng ta biết cái pháp môn này vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp, không phải dễ dàng gặp được như vậy.

/ 15