399

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 10A 10B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 22 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Xin mời xem “Đại kinh khoa chú” trang 156, bắt đầu xem từ hàng thứ năm, chú giải viết:

“Thượng minh, bổn kinh, quảng ứng quần cơ, nhi kỳ ân đức vưu thâm ư, ngã sài phàm phu, đương kim Mạt Pháp chúng sanh phước huệ thiển bạc, cấu chướng thâm trọng. Duy lại thử kinh, phương tiện pháp môn, đản bằng, tín nguyện trì danh, tiện năng công siêu lũy kiếp, vãng sanh Cực Lạc kính đăng bất thối.”[1]

Cái mà phần trước đã nói là về sự ứng cơ, chứng tỏ pháp môn này căn tánh thượng, trung, hạ thảy đều thích hợp, thích hợp với mọi căn cơ. Cũng chính là nói, bất luận là già trẻ, nam nữ, hiền ngu, thấp hèn, trên từ Bồ-tát đẳng giác, dưới đến địa ngục Vô Gián, tất cả chúng sanh gặp được cái pháp môn này đều có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới. Như thế từ chỗ này chúng ta thật sự thể hội được đây là pháp môn thù thắng vô song. Còn phần này là nói về công đức, Lão cư sĩ Niệm ở chỗ này nói với chúng ta:

“Nhi kỳ ân đức vưu thâm”[2]: Đây là nói Phật A-Di-Đà kiến lập nên thế giới Tây Phương Cực Lạc, lấy tín nguyện trì danh tiếp dẫn tất cả đại chúng 10 phương. Vì vậy đối với chúng ta những phàm phu này, có lợi ích vô cùng thù thắng. Vì sao vậy? Dưới đây nói rõ:

“Đương kim Mạt Pháp”[3]: Đây là nói hiện nay, cái thời đại này là thời kỳ Mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Pháp vận của Thế Tôn là 12.000 năm: Chánh pháp 1.000 năm, Tượng pháp 1.000 năm, Mạt pháp 10.000 năm.

Nếu như dựa vào sự ghi chép của tổ sư đại đức Trung Quốc của chúng ta trước đây, thì Thế Tôn đản sanh vào năm thứ 24 Chu Chiêu Vương, năm Giáp Dần, viên tịch là vào năm thứ 52 Chu Mục Vương. Lịch sử của Trung Quốc ghi chép rất rõ ràng. Nếu dựa vào cách ghi chép này thì từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đến ngày nay là 3041 năm. Khác với cách nói của người nước ngoài, người nước ngoài nói chỉ có hơn 2500 năm. Như vậy chênh lệch gần 600 năm so với cách tính của chúng ta.

Đối với cách mà những tổ sư đại đức cổ đại Trung Quốc nói, chúng ta có lý do tin tưởng. Tại sao vậy? Người Trung Quốc vô cùng coi trọng lịch sử, nhất là khảo cứu niên đại rất nghiêm túc, không phải ghi chép tùy tiện. Mạt Pháp 10.000 năm, đã qua 1.000 năm rồi, 1.000 năm đầu tiên đã qua rồi, hiện nay là 1.000 năm thứ 2, là khởi đầu của 1.000 năm thứ 2, mới qua 41 năm. Nên chúng ta sống ở cái thời đại Mạt Pháp này chính là:

“Chúng sanh phước huệ thiển bạc”: Là nói chúng ta phước cạn, huệ mỏng. Quả thật là như vậy, chúng ta so với người thế hệ trước thì kém rất xa.

“Cấu chướng thâm trọng”: “Cấu” là ô nhiễm, “chướng” là nghiệp chướng, rất sâu, rất nặng. Đây cũng là nói vô cùng rõ ràng. Người già thế hệ trước chúng ta, tuy có ô nhiễm nhưng không có nghiêm trọng như thế này.