/ 15
466

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 8A 8B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 16 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời Xem "Đại Kinh Khoa Chú", tờ thứ 153 đếm xuống hàng thứ 6, xem từ ngay giữa:

“Do thử ngôn chi bách vạn A Tăng Kỳ nhân duyên, dĩ khởi Hoa Nghiêm chi điển[1]

Hưng khởi của “Kinh Hoa Nghiêm” là nhân duyên của trăm vạn A Tăng Kỳ kiếp. “Hoa Nghiêm” gọi là duyên sanh, nói mười pháp giới y chánh trang nghiêm, không có pháp nào không phải là nhân duyên sanh, đây là “Hoa Nghiêm”.

“Nhất đại sự nhân duyên, dĩ thành Pháp Hoa chi giáo”[2],

Hưng khởi của “Kinh Pháp Hoa” là một đại sự nhân duyên. “Pháp Hoa” nói “tánh cụ”, “Hoa Nghiêm” nói “duyên khởi”.

“Tánh cụ” là nói tự tánh, bản thân của tự tánh, “Duyên khởi” là tự tánh gặp duyên khởi dụng. Hai bộ đại kinh này đều thuộc về viên giáo nhất thừa.

“Diệc, duy vi thử pháp chi do tư”[3]

Hai bộ đại kinh này cũng chỉ là lời tựa của “Kinh Vô Lượng Thọ” mà thôi. Hay nói cách khác, thánh giáo, tất cả kinh điển,  đại đức xưa đem nó phân làm ba phần, bao gồm: phần tựa, phần chánh tông, phần lưu thông. Ở trong nhất đại thời giáo, “Kinh Hoa Nghiêm” cùng “Kinh Pháp Hoa” đều là phần tựa, “Kinh Vô Lượng Thọ” là phần chánh tông.

Cách nói này rất là hiếm lạ, đem “Kinh Vô Lượng Thọ” đưa lên đến tột đỉnh của tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm. “Kinh Vô Lượng Thọ” là đệ nhất, ở trên cả “Hoa Nghiêm” cùng “Pháp Hoa”, điều này nói ra giá trị của bộ kinh này, cũng là nói ra trọng yếu của pháp môn này. Có phải thật vậy hay không? Ta đọc tiếp từ chỗ này:

“Cái vị, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, lưỡng kinh, chỉ thị bổn kinh chi đạo dẫn”[4]:

Vậy bổn kinh này chính là “chỉ quy” của nhất đại tạng giáo. Hai câu nói này là Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ viết, ở trong đây cũng là ý của tổ sư đại đức, không phải phát minh của ông, người xưa đã có cách nói này. Bổn kinh là “Kinh Vô Lượng Thọ”, chính là nhất đại tạng giáo, đó chính là “Đại Tạng Kinh”, tất cả kinh giáo mà  Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói 49 năm không có kinh nào không quay về Tịnh Độ. Phía sau nêu thí dụ, đó là:

“Hoa Nghiêm kinh mạt, Phổ Hiền đại sĩ, thập đại nguyện vương, đạo quy Cực Lạc, thị kỳ chứng minh”[5].

Đến phẩm sau cùng của Kinh Hoa Nghiêm là 10 đại nguyện vương của Phổ hiền Đại sỹ quay về cực lạc là một chứng cớ rõ ràng. Đây chính là chứng minh “Hoa Nghiêm” sau cùng quay về Tịnh Độ. Chúng ta xem trong Kinh Hoa Nghiêm thấy trong 53 tham thì Văn Thu, Phổ Hiền chứng được cứu cánh viên mãn là dùng pháp môn gì? “tín, nguyện, trì danh, cầu sanh Tịnh Độ”.

/ 15