/ 15
614

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 3A 3B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 10 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời Xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 141 xem từ hàng thứ nhất:

Chúng ta lần đầu học tập chú giải của Niệm lão, cái đoạn văn dài này là đem lời giới thiệu của Niệm lão tiết lục ra chỗ trọng yếu, tổng cộng tiết lục ra đúng mười đoạn. Khi chúng ta lần đầu chỉnh lý, mười cái đoạn này có thể đem tiết lục ra, nhưng chúng ta chỉ lưu lại giải thích của Niệm lão, đem cái đoạn thứ sáu để đến giải. Như vậy thì bên trên chúng ta đã giải năm đoạn, chỗ này là đoạn thứ sáu. Đây chính là tránh khỏi trùng lập năm đoạn đầu, ý nghĩa của hai đoạn là trùng lập. Chúng ta bắt đầu xem từ đoạn thứ sáu.

ĐOẠN THỨ SÁU: “cánh dĩ, Tịnh Độ chi kinh chi trung, duy, thử kinh bị nhiếp viên diệu[1]  

Tịnh Độ ba kinh một luận, Cư Sĩ Ngụy Nguyên vào thời tiền Thanh đem Phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” của quyển sau cùng trong “Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm Kinh” để vào sau ba kinh, gọi là Tịnh Độ Tứ Kinh. Đây chính là Mười đại nguyện vương hồi quy Cực Lạc. Quyển Tịnh Độ Tứ Kinh này ngày trước tôi đã xem qua, dường như còn có một quyển cất giữ ở Úc châu.

Vào đầu năm Dân Quốc, Đại Sư Ấn Quang, đem Chương “Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật Viên Thông” trong “Kinh Lăng Nghiêm” đưa vào phụ lục phía sau của Tịnh Độ Tứ Kinh này nên biến thành Tịnh Độ Năm Kinh.

Kinh điển Tịnh Độ đến đây có thể nói là vô cùng viên mãn. Chương Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông đích thực là rất cần thiết, đó là tâm kinh của Tịnh Độ, dù chỉ có 244 chữ, còn ít hơn so với Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng đích thực là Bồ Tát Đại Thế Chí dạy bảo cho chúng ta phương pháp, quan niệm, lý luận tu học Tịnh Độ, đề xuất nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật,“gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Phương pháp này cực vi diệu. Đây chính là năm kinh một luận hiện tiền. Trong năm kinh một luận, thì “Kinh Vô Lượng Thọ”“bị nhiếp viên diệu”. “Bị” cũng là ý nghĩa của viên mãn, “nhiếp” là nhiếp thọ. Tịnh Tông vi diệu viên mãn đều ở trong bộ kinh này, nó là thuộc về tánh chất của khái luận, thuộc về giới thiệu, nói rõ, đem thế giới Tây Phương Cực Lạc giới thiệu tường tận với chúng ta.

“dĩ phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm tông”[2]: “Tông” chính là phương pháp tu học chủ yếu.


“dĩ Di Đà thập niệm tất sanh chi đại nguyện vi bổn”[3]: Đây là nguyện thứ 18 của 48 nguyện, là căn bản của Tịnh Độ tông.

“thâm minh, tam bối vãng sanh chi nhân, quảng nhiếp cửu giới thánh phàm chi chúng”[4]:

/ 15