/ 15
762

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 2A 2B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 09 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 138 hàng thứ hai:

“Nhị, xác Tịnh Độ pháp môn, vi nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu, hoành xuất tam giới, kính đăng tứ độ, cực viên, cực đốn, bất khả tư nghì, chi vi diệu pháp môn dã, hóa giải đương tiền kiếp nạn, duy hữu chuyên hoằng thử kinh, chuyên niệm A Di Đà Phật”.

Chú giải của Niệm Lão:

“phù, Tịnh Độ pháp môn giả, nãi nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu, hoành siêu tam giới, kính đăng tứ độ, cực viên, cực đốn, bất khả tư nghì, chi vi diệu pháp môn dã, nhi, kỳ trung chi Vô Lượng Thọ Kinh giả, nãi Tịnh Độ quần kinh chi thủ yếu, Tịnh Tông đại đức thường xưng vi Tịnh Độ đệ nhất kinh dã, chí ư, Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình đẳng Giác Kinh giả, nãi, tiên sư Hạ Liên Cư Lão Cư Sĩ hội tập, Vô Lượng Thọ Kinh, Hán, Ngụy, Ngô, Đường, Tống, ngũ chủng nguyên dịch, quảng hiệp tinh yếu, viên nhiếp chúng diệu, hối thành kim kinh, hiện, thôi vi Vô Lượng Thọ Kinh chi thiện bổn giả dã”.

Đây là chú giải của Hoàng Niệm Lão. Phía sau là chúng ta phụ lục vào ở chỗ này:

Lần giảng thứ nhất: Thanh Minh 2010 khởi giảng đến ngày 18 tháng 09 năm 2011 giảng viên mãn. Phát tâm một môn thâm nhập chuyên tu, chuyên hoằng, quyết định buông xả vạn duyên, một lòng cầu sanh Tịnh Độ, làm đệ tử đệ nhất của Di Đà tổng báo đại ân vậy.

Lần thứ hai: Từ ngày 21 tháng 09 năm 2011 chúng ta học tập Đại Kinh Giải, chúng ta gọi là “Đại Kinh Khoa Chú”, đến ngày 11 tháng 09 năm 2012 lần thứ hai giảng viên mãn, 578 tập, giảng không đến 1200 giờ, không đến.

Lần thứ ba: Từ ngày 21 tháng 10 năm 2012, chúng ta lần thứ ba học tập, đến ngày 08 tháng 03 năm 2014 thì viên mãn, viên mãn vào ngày hôm qua, tổng cộng 644 tập;

Lần thứ tư: Là từ ngày 9/3/2014 chúng ta học tập, đây là lần thứ tư. Về sau ngay trong một đời này của chúng tôi, chuyên giảng bộ kinh này, chuyên học bộ kinh này, “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, còn bình thường một câu Phật hiệu, Niệm Lão nói rất hay. Còn lời tựa bên trên là của lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói, trong đây có hai câu nói quan trọng nhất “hóa giải kiếp nạn ngay trước mắt, chỉ có chuyên hoằng thử kinh, chuyên niệm A Di Đà Phật”. Nếu chúng ta có hoài nghi đối với câu nói này, thì lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong chú giải cũng là khuyên bảo chúng ta như vậy.

“Kinh Vô Lượng Thọ” đã có bổn hoàn thiện rồi. Bộ kinh này là “nhất thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy, phổ khắp ba căn, phàm thánh đều thâu”, là Tịnh Độ thủ yếu của các kinh, cơ hội rất là khó được.

Chùa Phật Lai - Nam Dương, lão Hòa Thượng Hải Hiền vì chúng ta mà làm tác chứng, vì chúng ta mà làm biểu pháp. Ông vì chúng ta tác chứng, tác chứng gì? Ông 20 tuổi xuất gia vào năm 1900, trụ thế 112 năm, dùng thời gian 92 năm vì chúng ta biểu pháp. Biểu pháp gì? Ông chính là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, chỉ một câu Phật hiệu ngài đã niệm 92 năm. Cả đời ông cũng không biết chữ, không có đọc qua kinh, cũng không có nghe người giảng kinh. Ông niệm Phật gần như không có ngơi nghỉ, ngoài thời gian đi ngủ ra, khi tỉnh giấc ngài liền niệm Phật. Ông niệm Phật là niệm thầm, Phật hiệu trong tâm không gián đoạn, thân thể lao động không gián đoạn. Công việc mỗi ngày của ông là trồng lúa, khai hoang. Đất trống trong núi hoang, ngài khai khẩn nó ra biến thành ruộng tốt để trồng lương thực, trồng rau xanh, trồng trái cây. Ngoài chính mình ăn ra, nếu có dư ra thì cúng dường đại chúng, cũng là tặng cho quần chúng ở nơi bản địa. Ông là tấm gương tốt nhất của người học Tịnh Tông cầu sanh Tịnh Độ. Ông mỗi ngày trồng lúa trong tâm Phật hiệu không gián đoạn, vì niệm Phật không chướng ngại làm việc, làm việc không chướng ngại niệm Phật, làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem. Ông biểu pháp, nói với chúng ta một sự thật rằng thế giới Tây Phương Cực Lạc là thật có. Ông đã thấy được A Di Đà Phật, ông yêu cầu A Di Đà Phật mang ông đến thế giới Cực Lạc, nhưng A Di Đà Phật không đưa ông đi, mà nói với ông “ông phải nên ở thế gian này làm biểu pháp”. Biểu pháp chính là làm ra tấm gương tốt nhất cho mọi người xem. Mọi người xem thấy như vậy mà sanh khởi tín tâm, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Đây chính là ông đã phổ độ chúng sanh, 92 năm ông độ bao nhiêu người, ông không có ghi chép lại, nhưng tôi tin rằng ông đã độ rất nhiều người sau khi ông vãng sanh. Ông đã biết trước giờ chết, tự tại vãng sanh, lưu lại một cái đĩa, lưu lại những sự tích này cho đời sau, độ sanh vô lượng. “Vĩnh Tư Tập” cùng cái đĩa của ông, chúng ta phải nên đem nó xem thành “Kinh Vô Lượng Thọ”. Ngài là làm chứng chuyển của “Kinh Vô Lượng Thọ”.

/ 15