/ 15
458

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 4A 4B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 10 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu xin mời ngồi! Xin mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 147, chúng ta xem từ hàng thứ tư. Ba hàng phía trước là câu tiết lục ra từ trong cái đoạn này. Cái đoạn này là khi chúng ta lần đầu học tập “Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa” dùng, hiện tại tổng hợp lại với nhau, cũng là cung cấp cho đồng tu để làm tham khảo, không thể hoàn toàn giảng tỉ mỉ, nhưng có thể dùng cái phương pháp này.

“Hựu khế cơ giả, diệc ngụ khế hợp thời cơ chi nghĩa. Như Lai thùy từ, độc lưu thử kinh, ư chư kinh diệt tận chi tối hậu bách niên, chánh biểu thử kinh, năng khế ư đương tiền, cập vị lai chi xã hội dã[1].

Phật pháp quyết định là khế lý khế cơ. Lý là chân lý, lý chính là chân tướng sự thật, thật tướng các pháp. Nếu như không khế lý, đó là ma nói, không phải là Phật nói. Ngay cả Pháp thân Bồ Tát tuy rằng chứng đắc, nhưng chứng đắc này chưa viên mãn, phải đến quả địa Như Lai vậy mới chân thật viên mãn. Cho nên chúng ta học Phật nhất định phải y theo Phật đã nói, cái này là điều kiện thứ nhất. Phật đã nói ra là cảnh giới của Phật, là chánh tri chánh kiến của Phật có lúc cùng cách nghĩ cách thấy của chúng ta không như nhau, vào lúc này chúng ta phải nhận biết rằng cách nghĩ cách thấy của chúng ta sai rồi, Phật là tuyệt đối chính xác. Vậy thì phải đem cách nghĩ cách thấy của chính mình buông xả, chọn dùng chánh tri chánh kiến của Phật, thì đây gọi học Phật. Còn như thấy chúng ta cùng Phật nghĩ không như nhau, nếu y theo tri kiến của chính mình, không y theo giáo huấn của Phật, đây gọi là tự tạo nghiệp, quyết định không thể trách Phật Bồ Tát. Cho nên tín quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

Đại Sư Ngẫu Ích nói sáu cái tín, cái thứ nhất là tin chính mình. Tin chính mình là tin cái gì? Đó không phải tin tri kiến của chúng ta, mà đó là tin những điều Phật nói với chúng ta rằng “tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật, nên chúng ta phải có tự tin, chính chúng ta vốn dĩ là Phật.

Lục Tổ nói “nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”. Cái vạn pháp này chính là toàn thể vũ trụ, câu nói này của Lục tổ chỉ cho ta thấy cả thảy vũ trụ từ đâu mà ra? Từ khởi tâm động niệm của chúng ta mà ra. Nếu không khởi tâm không động niệm, thì chúng ta chính là Phật, vốn dĩ là Phật, còn khởi tâm động niệm, liền biến thành phàm phu. Vì sao vậy? Khởi tâm động niệm là mê, không khởi tâm không động niệm là giác, giác mà không mê người này là Phật.

Nếu chúng ta tin tưởng cái chân tướng sự thật này thì Phật liền có thể giúp chúng ta quay về tự tánh, Phật có thể giúp chúng ta quay đầu là bờ, còn như chúng ta không có cái lòng tự tin này, thì đó là chúng ta không có cái nhân thành Phật.

Phật dạy bảo chúng ta, Phật giúp chúng ta quay đầu, đây là duyên, còn nhân là chính mình vốn có, duyên là Phật Bồ Tát giúp chúng ta. Có nhân, có duyên quả báo liền hiện tiền, quả báo này chính là thành Phật.

/ 15