/ 15
976

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

Tập 1A 1B

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 09 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4, khi ngài ở độ tuổi gần 90, vẫn rất minh mẫn, giải tường tận nguyên lý nguyên tắc Tịnh Độ)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

Lần thứ nhất chúng ta từ Thanh Minh 2010 giảng, hoàn toàn y theo tập giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, giảng 1200 giờ viên mãn;

Lần thứ hai chúng ta đem cái khoa phán này bước sâu vào, đây cũng chính là cái quyển sách này mà hiện tại chúng ta dùng “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh - Khoa Chú”.

Lần thứ ba ngày hôm qua, ngày 08/3/2014 giảng viên mãn;

Lần thứ tư là ngày hôm nay, 9/3/2014 chúng ta tiếp tục giảng lần thứ tư. Hy vọng lần giảng thứ tư này, viên mãn thù thắng không gì bằng. Chúng ta được sự gia trì của Lão Hòa Thượng Hải Hiền, vì chúng ta mà tác chứng, giúp chúng ta kiên định tín nguyện. Chúng ta đối với Khoa Chú này, đối với phương thức tu học hiện tại của chúng ta sẽ không sanh hoài nghi, tín tâm kiên định, nguyện tâm kiên cố, quyết định ở ngay trong đời này cầu sanh Tịnh Độ. Tôi càng hy vọng các đồng tu chân thật phát tâm, chúng ta sẽ nắm lấy được Tây Phương Tịnh Độ.

Chính vào lần giảng thứ tư này, ngay trong năm này hoàn thành, sau khi hoàn thành sanh tử tự tại, muốn lúc nào đi thì đến lúc đó ra đi, không có chướng ngại, cho dù thọ mạng đến rồi hay là chưa đến, đều được tự tại. Thọ mạng chưa đến cũng không cần, có thể vãng sanh sớm hơn, còn nếu thọ mạng đến rồi, nhưng chúng ta còn muốn ở lại thế gian này để làm biểu pháp, thì đó là việc mà A Di Đà Phật vô cùng hoan hỉ, ngài sẽ kéo dài tuổi thọ cho bạn. Cho nên chúng ta phải tin tưởng, chân thật tin tưởng, không có hoài nghi.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền sống 112 tuổi, đó không phải là thọ mạng vốn có của ngài mà là A Di Đà Phật giúp ngài kéo dài tuổi thọ. Việc này Lão Hòa Thượng chính mình nói rõ với chúng ta. Ngài thấy được A Di Đà Phật, tôi tin tưởng rằng không chỉ một lần ngài thấy được Phật. Ngài mỗi lần thấy được Phật, ngài đều mong Phật mang ngài đến thế giới Cực Lạc. Nhưng A Di Đà Phật nói với ngài:

- Thời tiết nhân duyên vẫn chưa đến, con nên ở lại thế gian làm biểu pháp.

Biểu pháp gì vậy? Chính là để nói với thế nhân rằng bổn hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư là chân kinh, không phải giả, phải đáng tôn kính, phải nên chăm chỉ học tập; Chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là hi hữu, khó gặp, lấy kinh chứng kinh, lấy khai thị của tổ sư đại đức, vì chúng ta mà giải thích pháp môn Tịnh Độ để chúng ta đối với thế giới Cực Lạc, đối A Di Đà Phật có nhận biết càng sâu sắc hơn, có vậy thì tín tâm nguyện tâm của chúng ta mới có thể phát khởi lên được. Có tín, có nguyện, thì điều kiện vãng sanh Tịnh Độ đầy đủ rồi, chính là như Đại Sư Ngẫu Ích đã nói, ngài nói “Có thể vãng sanh hay không hoàn toàn quyết định ở có Tín-Nguyện hay không?”. Ngài nói được rõ ràng đến như vậy, nói được tường tận đến như vậy “Còn phẩm vị vãng sanh, đó là do công phu niệm Phật sâu hay cạn”. Ngài không hề nói là bao nhiêu. Công phu sâu cạn làm sao mà tính? Là bạn tin mà thành phần, bạn nguyện mà thành phần. Triệt để tin tưởng, không có chút nào hoài nghi, công phu này liền sâu, nếu còn có một chút hoài nghi, hoặc giả đối với thế gian này còn có chút lưu luyến, thì cái công phu này cạn, còn triệt để buông xả cái thế gian này, nhất tâm chuyên niệm, cái công phu này thì sâu. Chúng ta muốn công phu của chính mình sâu, nguyện tâm của chính mình lớn, thì ngay trong năm này hy vọng tâm của chúng ta đồng với tâm Phật, cùng với tâm A Di Đà Phật, nguyện đồng nguyện của Phật, hạnh đồng với hạnh Phật, A Di Đà Phật, chính là mình ngày ngày niệm A Di Đà Phật. Chúng ta niệm một vị A Di Đà Phật, A Di Đà Phật niệm khắp pháp giới, hư không giới, tất cả chúng sanh mỗi mỗi đều là A Di Đà Phật. Đây gọi là Di Đà niệm Di Đà mà lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói với chúng ta ở trong "Tịnh Tu Tiệp Yếu".

/ 15