Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 589
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 11.09.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 774, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ ba, đây là một đoạn.
“Ngã pháp như thị, tác như thị thuyết”, phía dưới là chú thích của Niệm Lão. Hai câu này thật là Phật ngữ phạm lôi chấn, thuyết pháp sư tử hống, giống như Kim cang vương bảo kiếm đoạn tận tất cả tình kiến. Toàn hiển bổn tâm của Như Lai. Dùng Phật tâm ấn ấn chứng kinh này, nên nói: ngã pháp như thị, tác như thị thuyết. Đoạn trước chúng ta đã học đến chỗ này. Trong mấy câu nói này câu chữ không sâu, mỗi người đều biết được. Nhưng ý nghĩa đích thực rất sâu. “Ngã pháp như thị”, “như thị” cách nói như thế nào? Thông thường nói “chính là như vậy”, chính là như vậy, ý nghĩa này liền sâu sắc rồi. Vì sao là như vậy? Như vậy chỉ cho điều gì? Trên thực tế ngài chỉ là thế giới hiện tiền của chúng ta, đích thực là nói đến ngay đây, không phải quá khứ, không phải vị lai. Vì sao vậy? Quá khứ, vị lai đều là giả. Cũng không phải nơi khác, nơi khác, nơi này là một. Đây là ý nghĩa của như thị. Ý nghĩa này Phật chứng đắc, pháp thân Bồ Tát chứng đắc. Biết bao nhiêu nhà triết học, nhà khoa học, còn có nhà tôn giáo, thời gian ngàn vạn năm đều tìm kiếm áo mật này. Đây là áo mật của vũ trụ. Đích thực là rất nhiều rất nhiều cách nói, nhưng không nói rõ ràng mạch lạc như Phật vậy. “Như thị” quí vị xem rõ ràng mạch lạc biết bao. Nhưng câu này người không khế nhập thực sự không hiểu được, nghe đến cũng mơ mơ hồ hồ. Mãi cho đến trong hai ba mươi năm lại đây, các nhà khoa học phát hiện toàn thể tin tức của vũ trụ, toàn bộ tin tức, phát hiện ra những thứ này. Phát hiện định luật dây đàn, toàn thể hoạt động của vũ trụ, cũng giống như một sợi dây đàn vậy, hiện tượng dao động. Chủ tể trong những thứ này là ý niệm, trước đây chưa phát hiện. Tất cả những tinh lực, thời gian đều là tìm kiếm trên mặt vật chất, gọi là vật lý học, tâm lý lại sơ suất đi. Cho rằng tâm lý và vật lý không liên quan gì, hiện tại tìm ra rồi. Hóa ra cơ sở của vật chất chính là ý niệm. Nói cách khác, tâm lý và vật lý có liên hệ mật thiết, có mối quan hệ căn bản không thể phân chia. Ý niệm có thể thay đổi vật lý, đây là điều cận đại mới phát hiện. Có không ít các nhà khoa học đang làm thí nghiệm. Thí nghiệm chứng minh đích thực có sự việc này. Nhưng hiện nay vẫn chưa phổ biến. Nếu như phổ biến trên thế giới, có thể phải mất hai mươi đến ba mươi năm nữa. Tin tức này vô cùng tốt. Ý niệm thiện có thể mang lại cho chúng ta thế giới tốt đẹp. Ý niệm ác sẽ mang đến cho chúng ta trái đất nhiều thiên tai. Chúng ta muốn thiên tai hay là muốn tốt đẹp, quyết định nơi ý niệm của chúng ta, ý niệm của chúng ta tốt, thân thể tốt, môi trường cư trú tốt. Ý niệm không tốt, bệnh tật sẽ rất nhiều. Môi trường cư trú sẽ có rất nhiều thiên tai.
Như thị! Phật chỉ dùng hai chữ này, quí vị xem mở đầu trong kinh sách Phật liền có “như thị ngã văn”. Ở đây Phật Thích Ca Mâu Ni nói “ngã pháp như thị, tác như thị thuyết”. Ngã pháp, pháp ta chứng đắc như vậy, cho nên ta cũng nói như vậy, không tăng không giảm, không thêm tí nào, cũng không bớt tí nào, pháp Ta chứng đắc là như thế nào, Ta liền báo cáo cho mọi người như vậy, trung thực chân thành làm báo cáo. Đây gọi là như thị. Trực tiếp nói ra hai câu này tức ấn chứng điều trước đây: “thường niệm bất tuyệt tắc đắc đạo tiệp”, đây cũng là Phật Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra.
Làm thế nào để chuyển phàm thành Thánh, chúng ta hiện tại là phàm phu, làm thế nào chuyển thân là trở thành Bồ tát, trở thành Phật, trở thành Thánh nhân? Hơn nữa rất nhanh, rất nhanh liền có thể chứng đắc. Đó là phương pháp gì? Tất cả những phương pháp Phật đều biết được. Trong kinh nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, nhưng trực tiếp nhanh gọn nhất có thể khiến cho phàm phu lập tức trở thành Phật chỉ có niệm Phật, đây là Ngài phát hiện ra. Vì sao vậy? Trước đây đa nói rất rõ ràng rồi. Quí vị vốn là Phật “tâm này là Phật”. Phật là gì? Phật là chân tâm của quí vị. Chân tâm của quí vị chính là Phật. Quí vị hiện tại không dùng chân tâm, quí vị dùng vọng tâm. Cho nên quí vị làm cho mình đến trong lục đạo làm phàm phu mất rồi. Nếu như quí vị buông bỏ vọng tâm, tôi dùng chân tâm, quí vị liền thành Phật thôi. Vậy nên “tâm này làm Phật”. Tâm này là chân tâm, chân tâm là Phật. Hiện tại tôi nếu như dùng chân tâm tôi liền đi làm Phật rồi. Đây là cảnh giới của Phật Thích Ca Mâu Ni tự thân chứng đắc, không giả dối tí nào.