/ 600
571

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 588

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 10.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 773, chúng ta bắt đầu xem câu cuối cùng. Đây là một đoạn nhỏ.

“Cái dĩ tín nguyện trì danh chi pháp, tâm tác tâm thị. Quả giác nhân tâm, cố đắc đạo tiệp.” Đây là kinh văn, Phật nói cho chúng ta: “thường niệm bất tuyệt, tắc đắc đạo tiệp”, đắc đạo vô cùng nhanh chóng, tín nguyện trì danh, đây là ba điều kiện quan trọng về tu học Tịnh Tông. Xem ra dường như rất đơn giản, kỳ thật hoàn toàn không đơn giản. Vì sao vậy? Cổ nhân thì tương đối dễ dàng, vì sao vậy? Họ thật tin. Thật có thể lý giải, thật muốn vãng sanh. Đối với hiệu quả của phương pháp trì danh niệm Phật, thì không thể nghĩ bàn. Người hiện tại không có căn tánh này, tuy ở trong Tịnh Tông học rất nhiều năm rồi, thậm chí có thể giảng Tịnh Độ tam kinh, đến lúc cuối cùng vãng sanh thực sự lại có vấn đề, không biết sẽ đến cõi nào. Nguyên nhân này không phải tín nguyện hạnh có vấn đề, vấn đề hoàn toàn tại nơi bản thân chúng ta. Nên biết Phật Pháp Đại Thừa, Tịnh Tông cũng không ngoại lệ, nó kiến lập trên cơ sở của Tịnh nghiệp tam phước, câu đầu tiên của Tịnh nghiệp tam phước nói với chúng ta rằng: “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Điều này là căn bản của căn bản. Ngày nay chúng ta xem xem, có thể tìm được một người hiếu thảo không? Đối với cha mẹ không thể tận hiếu, đối với thầy giáo làm gì có thành kính? Tâm thông thường của chúng ta gọi là tạp tâm loạn tâm. Kiểu tâm này tín nguyện trì danh thì đừng niệm còn hơn. Nói thật là thực sự có hiệu quả thì không dám nói. Phải hiểu được pháp thế gian xuất thế gian, đều là kiến lập trên cơ sở hiếu đạo, Phật Pháp là sư đạo, điều nay chư vị nhất định phải rõ ràng.

Nghiêm túc mà nói, Phật Pháp không phải là tôn giáo. Trong Phật Pháp không có một vị thần chủ tể, không có chủ tạo vật. Phật là thầy giáo, người Ấn độ gọi là Phật đà, người Trung Quốc gọi là thánh nhân, rất gần gũi. Thánh là thông minh chánh trực, đối với nhân sanh vũ trụ họ cũng hiểu rõ, họ không mê hoặc, thông đạt, có thể nói rõ ràng, nói minh bạch, đây gọi là thánh nhân.

Chữ Phật này là từ Ấn độ phiên dịch qua, ý là giác ngộ. Đối với nhân sanh vũ trụ vạn sự vạn vật, họ hoàn toàn giác ngộ, hiểu rõ rồi. Quí vị thấy ý nghĩa tương đồng với chữ “Thánh” của Trung Quốc. Vì sao đương thời phiên dịch không phiên dịch là Thánh? Bởi vì ý nghĩa của Phật bao hàm đa nghĩa. Ý nghĩa của nó rất nhiều. So với ý nghĩa của Thánh nhân Trung Quốc còn rộng lớn hơn. Cho nên dùng âm dịch rồi giải thích thêm. Vì thế họ không phải là thượng đế, họ không phải là chủ tạo vật. Chúng ta ở trong kinh điển nhìn thấy một đời hành nghi của Phật Thích Ca Mâu Ni, họ là thân phận gì? Dùng cách nói của người hiện tại, ngài là nhà giáo dục, là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên. Vì sao là văn hóa đa nguyên? Ngài dạy học không phân quốc tịch, không phân chủng tộc, cũng không phân tôn giáo. Bất cứ tôn giáo nào tín đồ cho đến nhà truyền giáo học tập Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni không có bảo họ sửa đổi tôn giáo. Bởi vì tín ngưỡng tôn giáo và Phật Thích Ca Mâu Ni dạy là những thứ gì? Dạy là trí tuệ, tất cả đều có thể chấp nhận. Ở trong kinh điển chúng ta đã nhìn thấy. Đương thời rất nhiều nhà truyền giáo tôn giáo, đều là học trò của Phật Thích Ca Mâu Ni, trí tuệ có thể giúp đỡ quí vị giải quyết vấn đề. Giáo dục và bất kỳ tôn giáo nào đều không phát sinh xung đột. Tôn trọng tôn giáo, không phản đối tôn giáo. Điều này đầu tiên chúng ta phải nhận thức rõ ràng. Chúng ta học tập Phật Thích Ca Mâu Ni, cầu điều gì? Chỉ hai điều. Một là trí tuệ, một là phước đức. Cho nên “quy y Phật nhị túc tôn”, nhị này chính là trí tuệ và phước đức. Hai thứ này đều viên mãn đó gọi là thành Phật. Trí tuệ viên mãn rồi, phước đức viên mãn rồi, làm sao có thể viên mãn? Đây chính là vấn đề. Có thể sự việc này Phật đã biết, Phật biết vũ trụ đến như thế nào, trong Phật kinh nói nguyên khởi của vũ trụ và khoa học hiện đại, có thể nói dường như đã hoàn toàn tương ưng rồi. Phật biết một thứ, trong triết học nói bản thể của vũ trụ vạn hữu, bản thể này mãi cho đến ngày nay, nhà triết học đều đang mò mẫm, có rất nhiều cách nói, không có cách nào nói viên mãn được. Phật làm sao mà biết được? Trong kinh giáo Đại Thừa nói với chúng ta, sự việc này “chỉ chứng mới biết”, quí vị phải chứng đắc, dùng phương pháp gì để chứng? Thiền định, hoặc là buông bỏ. Buông bỏ mọi người sẽ dễ hiểu hơn. Mỗi người đều có tự tánh, tự tánh là một không phải hai. Cho nên trong kinh Phật đem tự tánh ví dụ cho biển lớn. Vậy ngã là gì? Ngã là một bọt nước trong biển lớn. Đây là ví dụ Phật nói ở trong Kinh Lăng Nghiêm, bọt nước không bị nứt ra, quí vị cho rằng có cái ngã tồn tại. Bọt nước nếu như vỡ rồi chính là biển lớn. Mới biết được biển lớn là bản thân. Nhưng bọt nước không tách rời biển lớn. Biển lớn cũng không làm chướng ngại bọt nước, là một không phải hai. Cho nên Phật Giáo nói thập phương tam thế Phật, cùng chung một pháp thân, cùng một tánh hải. Phật nói với chúng ta “tất cả chúng sanh vốn là Phật”.

/ 600