/ 600
623

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 587

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 10.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 773, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ nhất câu thứ hai.

“Thủ vân thường niệm bất tuyệt giả”, thường niệm, đầu tiên nói thường đọc kinh này. Như trong Phẩm Vãng Sanh Chánh Nhân của kinh này, câu đầu tiên đã nói: “nghe kinh điển này, thọ trì đọc tụng, viết sách cúng dường, ngày đêm liên tục, cầu sanh nước kia”. Chính là ý nghĩa thường niệm bất tuyệt ở đoạn này.

Đầu tiên phải biết, đức Thế Tôn sau khi khai ngộ, ngộ đây là đại triệt đại ngộ, khai ngộ như thế nào? Trong kinh luận Thế Tôn thường nhắc nhở chúng ta, buông bỏ chính là khai ngộ, Phật Thích Ca Mâu Ni nói khắp pháp giới hư không giới, tất cả chúng sanh vốn là Phật. Phật nghĩa là gì? Phật chính là đại triệt đại ngộ.

Trong vũ trụ vạn sự vạn vật, tánh tướng, lý sự, nhân quả, hiểu thấu triệt để rồi, thông đạt không còn chướng ngại nữa, đây gọi là thành Phật. Ai có thể làm được? Mỗi người đều có thể làm được. Cho nên Phật Pháp là pháp bình đẳng, không có cao thấp, trong kinh giáo Đại Thừa nói rất rõ ràng. Quí vị có thể đối với tất cả pháp thế gian xuất thế gian, không chấp trước, buông bỏ chấp trước, chấp trước chính là kiến tư phiền não. Những thứ quí vị chấp trước toàn là sai lầm. Trong chấp trước là kiến tư, kiến là kiến giải của quí vị, tư là tư tưởng của quí vị. Quí vị đối với nhân sanh vũ trụ tất cả pháp, nhìn sai đây gọi là kiến tư, nghĩ sai đây gọi là tư hoặc, buông bỏ những thứ này xuống quí vị liền khai ngộ. Đây không phải là đại ngộ, mà là tiểu ngộ. Nhưng cũng vô cùng đáng quý, vì sao vậy? Sự giác ngộ này tuy nhỏ, lục đạo luân hồi không còn nữa. Đại sư Vĩnh Gia trong Chứng Đạo Ca nói: “mộng lý minh minh hữu lục thú”, lục thú là lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi là lúc quí vị đang nằm mơ thì có. “Giác hậu không không vô đại thiên”. Sau khi tỉnh lại lục đạo liền không thấy nữa. Lục đạo sẽ không còn nữa. Tư tưởng kiến giải sai lầm chưa buông xuống, quí vị sẽ vĩnh viễn đang mơ về điều này, đang làm việc luân hồi trong lục đạo. Làm bao lâu rồi? thực sự là vô lượng kiếp. Đời đời kiếp kiếp đều chưa giác ngộ.

Từ trên chân tướng sự thật này, làm cho chúng ta thực sự thể hội được trong kinh điển đã nói “thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”, được thân người so với nghe được Phật Pháp thì dễ hơn rất nhiều. Nghe Phật Pháp so với được thân người phải khó hơn rất nhiều. Tất cả pháp mà đức Thế Tôn giảng trong 49 năm, chúng ta theo căn cơ chúng sanh mà nói, căn cơ hạ hạ đẳng đều có thể đạt được lợi ích chân thật, là bộ kinh nào? Tôi có thể nói rằng đó chính là Kinh Vô Lượng Thọ. Vì sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm là hàng thượng thượng căn được lợi ích, căn tánh trung hạ không có phân biệt. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ, hàng hạ hạ căn đều có thể được lợi ích. Thượng thượng căn thì không cần nói nữa, bộ kinh này là “tam căn phổ bị, lợi độn toàn thu”. Cho nên chúng ta từ trên căn tánh mà nói, tất cả chúng sanh đều được lợi ích chính là bộ kinh này. Vì thế bộ kinh này phải thường niệm, thường niệm bất tuyệt, cho nên thường niệm đầu tiên chỉ cho thường niệm bộ kinh này, nói ra được đạo lý của nó.

Trong phẩm vãng sanh chánh nhân câu đầu tiên đã nói “nghe bộ kinh này”, kinh này là chỉ bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Hơn nữa chính là chỉ bản hội tập này. Làm sao biết là bản hội tập. Phật xuất hiện tại thế gian mục đích là gì, dụng ý là gì, điều này nên hiểu. Trong tấm lòng của Phật chính là hi vọng chúng sanh trong cuộc đời này sẽ được độ. Trong đời này có thể giúp đỡ quí vị thành tựu Phật đạo viên mãn. Đây là ý của Phật. Năm xưa tại thế, đối với pháp môn này đích thực rất nhiều lần Ngài đã tuyên giảng, không phải giảng một lần, giảng rất nhiều lần, từ năm bản nguyên dịch hiện tại đang lưu giữ, rõ ràng có thể nhìn thấy được, những bản bằng tiếng Phạn truyền đến Trung Quốc không phải là một bản. Một bản phiên dịch ra thì giống nhiều khác ít, tuyệt đối không phải khác nhiều giống ít. Đó là điều không thể được. Khác nhiều giống ít nhất định là giảng nhiều lần, cấp bậc khác nhau, chỉ có là do bản gốc không giống nhau. Cho nên căn cứ hiện tại năm bản nguyên dịch để xem, ít nhất có ba lần diễn giảng, còn có bảy lần thất truyền chưa tìm thấy, chứng tỏ ý của Phật không có gì khác là giúp đỡ chúng sanh ngay trong đời này liền thành tựu vô thượng bồ đề, điều này hi hữu biết bao, hiếm có biết bao. Cho nên hội tập chính là ý của Phật. Thường niệm bổn kinh chính là bản hội tập này. Chúng ta không có chút hoài nghi nào. Hội tập Kinh Vô Lượng Thọ đích thực là ý của Phật Thích Ca Mâu Ni.

/ 600