/ 600
617

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 581

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 06.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 768, hàng thứ ba từ dưới lên, xem từ câu thứ hai, từ thứ tám.

Tám, sức trí túc mạng, biết một đời, cho đến trăm nghìn vạn đời tên tuổi, thọ yểu, vui khổ...của chúng sinh”. Đây là túc mạng thông của Như Lai quả địa thượng. Với chúng sinh lục đạo trong tất cả quốc độ chư Phật, cõi hư không khắp pháp giới. Mỗi cá nhân, họ ở đâu trong nhiều đời nhiều kiếp, tên gì, sống bao lâu, nghĩa là thọ yểu, cho đến tình hình sinh sống ở đó, là khổ hay vui, không gì không biết. Những việc như thế, giống như được ghi chép lại, sự ghi chép này rất vi diệu.

Kinh điển đại thừa thường nói, bất kể chúng ta tạo nghiệp gì, thiện nghiệp hay ác nghiệp, cho đến khởi tâm động niệm, chủng tử của nghiệp tập, đều được tồn trữ trong thức a lại da. Thức a lại da như một kho tư liệu, những thứ được lưu giữ trong đó, không bao giờ bị quên mất. Khi gặp duyên sẽ hiện ra, nó khởi tác dụng, không gặp duyên chủng tử không khởi tác dụng. Giống như nhà kho của chúng ta, lưu giữ hạt giống lương thực ngũ cốc, giữ rất nhiều. Có hạt cũ, có hạt mới, nếu chúng ta đưa những hạt giống ấy ra, gieo vào đất. Nếu đất có phân bón, có nước, có không khí, có ánh sáng, nó dần nảy mầm, lớn lên, đến thời gian nhất định nó kết quả. Đây là định luật tự nhiên của vũ trụ. Kinh Phật thường nói pháp vốn như thế, tất cả pháp xưa nay vốn vậy, không ngừng sinh ra.

Khi đã thành Phật, nghiệp ta tiêu mất. Nghiệp chúng sinh, khi chưa thành Phật, chưa thể chuyển thức thành trí, nên những thứ đó vẫn tồn tại qua nhiều đời kiếp, có thể tìm thấy trong kho tư liệu. Bởi thế Phật có khả năng, trong thập pháp giới, giáo hoá chúng sinh trong các cõi Phật, thấy rõ những gì liên quan đến chúng sinh, đấy chính là lí do tại sao Phật khế cơ khi giáo hoá chúng sinh. Có lí lẽ của nó, ngài quá hiểu rõ đầu đuôi, trong đời quá khứ đã học những gì, họ thích những gì, Phật bèn đưa đến những sở thích đó.

Bởi thế, với chúng sinh, Phật không sử dụng một phương pháp nhất định. Trong đời quá khứ bạn tu thiền, ngài dùng phương pháp thiền dạy cho bạn, đời kiếp trước thường trì giới luật, ngài dùng phương pháp trì giới. Nói chung loại thiện căn nào thâm hậu, bạn sẽ dễ tiếp nhận, rất thích thú, vì thế sẽ rất nhanh thành công, nói chung giáo hoá theo khả năng.

Bồ Tát cũng có khả năng này, nhưng thua Phật một bậc, phàm phu không có khả năng này. A La Hán trở lên, có khả năng này, nhưng không lớn, họ không thể có khả năng hoạt động trong không gian cõi hư không khắp pháp giới. A La Hán, chỉ có thể trong một đại thiên thế giới này, không vượt ra khỏi phạm vi đó. Phật Thích Ca Mâu Ni, thế giới Ta Bà này cũng không nhỏ, nói theo cách những nhà Thiên văn học ngày nay, là mười ức hệ Ngân hà. Mười ức, đó là khu vực giáo hoá của Phật Thích Ca Mâu Ni, có nghĩa là A La Hán, Phật Bích Chi, Bồ Tát Quyền giáo, phạm vi hoạt động của họ, rộng chừng đó.

Nếu dưới Tam quả, A Na Hàm trở xuống, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, nghĩa là như Kinh Hoa Nghiêm nói: Bồ Tát Thất tín trong Thập tín vị trở xuống, từ Sơ tín đến Lục tín, phạm vị hoạt động của họ là Dục giới, chưa ra khỏi lục đạo. Sắc giới và Vô sắc giới, A na hàm thì được, còn Sơ quả, Nhị quả không được. Tam quả được, có thể đến trời Tứ thiền, không đến trời Tứ không.

Trời Tứ không gọi là trời Trường thọ, người ở đó không tin Phật pháp, bởi thế gọi là một trong tám nạn, Phật Bồ Tát không đến nơi đó để cảm ứng. Định công người ở đó rất sâu, họ cho mình đã chứng Bát Niết bàn. Vì thế nhữung gì họ hưởng thọ được là pháp lạc thanh tịnh vô vi, cao hơn Vô tưởng định, là Tứ không định. Vô tưởng định là trời Tứ thiền, nơi đó cũng không có cách, không thân cận Phật Bồ Tát, Tứ không định cũng như thế.

Căn tánh A La Hán khác một chút, cũng như A Na Hàm, họ phải thông qua trời Tứ thiền, mới ra khỏi luân hồi lục đạo, sinh đến Tịnh độ của Như Lai Thích Ca. Tứ thánh là Tịnh độ, nghĩa là Phương tiện hữu dư độ được nói đến ở thế giới Cực lạc, Phương tiện hữu dư độ của Phật Thích Ca Mâu Ni là pháp giới Tứ thánh. Với người trong những cảnh giới này, họ thấy rõ, vượt khỏi phạm vi này, họ không thể biết được.

/ 600