/ 600
354

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 582

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 07.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 769, hàng thứ hai: “Vô uý, là bốn thứ vô uý, còn gọi bốn vô sở uý. Tâm hoá tha không sợ, gọi là vô uý. Nay muốn chỉ là bốn vô uý của Phật”.

Những danh tướng này gọi là danh từ thuật ngữ, thường thấy trong nhà Phật. Đại thừa Tiểu thừa, Tông môn Giáo môn đều có nói đến, đây là những kiến thức phổ thông Phật học. Học Phật nhất định phải biết mười lực Như Lai, bốn vô uý, mười tám pháp bất cộng.

Bốn vô sở uý này trong Đại Trí Độ Luận nói thế này: “Bốn loại này thường gọi là vô uý”. Bốn thứ này: Thứ nhất là “nhất thiết trí vô sở uý”; thứ hai “lậu tân vô sở uý”; thứ ba “nói về chướng đạo vô sở uý”; thứ tư là nói “tận khổ đạo vô sở uý”, bốn loại này. “Do bên trong trí thập lực của Phật sung mãn”, trước đây đã học mười thứ trí lực. Có trí tuệ này là có thể: “Minh liễu quyết định, nên phàm nói ra những gì trong chỗ đông người”, ở đây là nói Thế Tôn khi đang tại thế, bốn mươi chín năm giảng kinh dạy học: “Không có tướng lo sợ”, tại sao? Ngài thấy rõ tất cả, không gì không biết, đem bất kì chuyện gì đến thỉnh giáo, ngài đều dạy chi tiết, rõ ràng. Đấy là do nguyên nhân gì? Đạo lí này chúng ta nhất định phải hiểu, đấy không phải mê tín.

Phật nói trí tuệ loài người là viên mãn, là bình đẳng. Mỗi cá nhân đều có, trí tuệ bình đẳng, khả năng, ngày nay chúng ta gọi là khả năng kĩ thuật. Kĩ năng bình đẳng, phước báo cũng bình đẳng, không gì là không bình đẳng, nguyên nhân do đâu? Căn tánh chúng ta cùng một thể tánh, triết học gọi là bản thể. Người nghiên cứu triết học, phải liên kết những thứ thượng cổ, có thể đến trên vạn năm. Đối với bản thể vũ trụ, nghĩa là vũ trụ từ đâu đến, nhờ đâu để có mặt. Vấn đề này mãi đến nay vẫn chưa có kết luận.

Các nhà triết học đều nói rất có lí, mỗi người đều có lí lẽ riêng, nhưng không thể khiến mọi người tâm phục khẩu phục, nên đến nay vẫn là câu hỏi. Nói thật, chỉ có trong kinh giáo Đại thừa mới đặt được dấu chấm câu, thực sự làm rõ được, làm rõ thế nào? Giáo lí Đại thừa nói minh tâm kiến tánh, như thế là đã rõ ràng. Nói cách khác, nhà triết học từ xưa đến nay, vẫn chưa minh tâm, vẫn chưa kiến tánh. Bởi thế, với vấn đề này, rốt cục vẫn là dấu chấm hỏi.

Tại sao Phật có thể minh tâm kiến tánh mà người khác không thể? Không phải không thể, nhưng dùng sai cách. Người thế gian thường thích dùng cách nghĩ của họ để nghiên cứu thảo luận vấn đề. Tâm tư là hư vọng, không phải chân thật, nhà Phật gọi là vọng tâm, không phải chân tâm. Hoặc nói đó là tâm mê, không phải tâm giác ngộ. Nhà Phật nói chân tâm là giác ngộ, vọng tâm là mê hoặc. Mê tâm gọi là vọng tâm, giác tâm gọi là chân tâm. Giác tâm khác vọng tâm chỗ nào? Giác tâm bất động, vọng tâm là động, vọng tâm là gì? Ý niệm, niệm trước mất đi, niệm sau sinh khởi, niệm niệm sinh diệt, không bao giờ ngưng nghỉ.

Con người có chết chăng? Không chết, chết là cơ thể, tâm không chết. Vọng tâm của ta vẫn sinh diệt, nếu vọng tâm không sinh diệt, làm sao có luân hồi, làm sao có chuyện đầu thai? Sẽ không còn nữa, họ không chết, thân thể này không thể dùng được, thì bỏ đi, tìm một thân thể khác. Vì thế nên có hiện tượng sinh tử luân hồi trong lục đạo, bởi thế con người thực sự không chết.

Khi đã kiến tánh, đại sư Huệ Năng nói với chúng ta: “Vốn không sinh diệt”, thực sự không sinh không diệt. Nhưng cái bản ngã bất sinh bất diệt đó, chúng ta thường gọi là linh hồn, kì thực nó không linh, nó mê hoặc điên đảo. Nếu nó linh, tại sao lại đi đầu thai? Không linh mới đầu thai, linh sẽ không như thế. Nếu nó giác ngộ, trong Phật pháp gọi nó là linh tánh, không phải linh hồn, gọi là linh tánh. Linh tánh là cái tôi thật sự, là chân tâm, linh tánh vốn là nhất thể. Đến linh tánh, sẽ biết được, biết được là nhất thể, linh hồn không biết.

Bởi thế minh tâm kiến tánh, mới thật sự hiểu rõ ràng minh bạch về chân tướng sự thật này. Tận mắt thấy, tự thân thể hội, đấy là chân, không phải giả. Có thể thấy ở đây, tất cả chúng sinh trong cõi hư không khắp pháp giới, cùng một bản thể. Bản thể này Phật pháp gọi là tự tánh, tại sao chúng ta lại quên mất? Mỗi người chúng ta có hai bộ phận, một là tinh thần, thân thể là hiện tượng vật chất. Một thứ nữa là giác tâm, là hiện tượng tinh thần, nó không phải vật chất, hai yếu tố này kết hợp lại.

/ 600