/ 600
547

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 579

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 05.09.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 767 hàng thứ năm, bắt đầu xem từ tựa đề của phẩm này: “Cần tu kiên trì đệ tứ thập lục”.

Hoàng Niệm Tổ nói với chúng ta: “Phẩm này”, nói đến ba vấn đề: “Đầu tiên là Đức Thế Tôn dặn dò đại chúng giữ gìn kinh này”, đây là đoạn thứ nhất. Đoạn thứ hai, “ví như cứu hộ chúng sanh”. Đoạn thứ ba, “ví như hành giải tương tư, cầu sanh Tịnh độ”. Đây là đại ý nội dung của phẩm kinh này, bây giờ mời xem kinh văn:

“Phật cáo Di Lặc, Chư Phật Như Lai, vô thượng chi pháp, thập lực vô úy, vô ngại vô trước, thậm thâm chi pháp, cập ba la mật đẳng, Bồ Tát chi pháp, phi dịch khả ngộ, năng thuyết pháp nhân, diệc nan khai thị, kiên cố thâm tín, thời diệc nan tao”. Đoạn này là nói pháp vô thượng thậm thâm, không dễ gặp được, khó gặp được. “Ngã kim như lý tuyên thuyết, như thị quảng đại, vi diệu pháp môn. Nhất thiết Chư Phật, chi sở xưng tán, phó chúng nhữ đẳng, tác đại thủ hộ”. Mấy câu này nói rất rõ ràng minh bạch.

“Dặn dò đương cơ”, Bồ Tát Di Lặc là người đương cơ của nửa bộ sau, muốn ngài giữ gìn bộ kinh này.

Bây giờ chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ: “Đoạn đầu của phẩm này”, chúng ta vừa mới đọc đoạn này, nghĩa tổng quát là dặn dò hộ trì kinh này. “Pháp vô thượng”, Vãng Sanh Luận nói: “Vô thượng, tức đạo này cùng lý tận tánh, không có gì cao hơn”, nên gọi nó là pháp vô thượng. Đạo là con đường, cũng là phương pháp, phương pháp thành Phật chứng quả. Đạo này cùng lý tận tánh, lý là nguyên lý của vạn pháp nhân sinh vũ trụ. Cùng tận, cùng là nghiên cứu, nghiên cứu đến tột cùng. Tận tánh chính là cùng lý, cùng lý chính là tận tánh, tánh là tự tánh. Tự tánh viên mãn, không hề có khiếm khuyết, đều minh bạch, đều thông đạt. Đây là cảnh giới gì? Là cảnh giới của Diệu giác Như Lai, Đẳng giác chưa đạt đến, nên không có gì cao hơn. Bồ Tát Đẳng giác có cao hơn, Diệu giác không có, gọi là pháp vô thượng.

“Pháp vô thượng”, trong giáo lý đại thừa thường gọi là “Niết bàn”, đại bát niết bàn. Đại Trí Độ Luận nói: “Nên biết không có pháp nào vượt qua Niết bàn”. Trong Phật pháp, bất luận là đại thừa hay tiểu thừa, Hiển giáo hay mật giáo, tông môn hay giáo môn, mục tiêu sau cùng chính là nhập đại bát niết bàn. Nhập là khế nhập, khế nhập nghĩa là cùng tận lý tánh.

Danh từ Niết bàn, ở trước chúng ta đã học rất nhiều. Thông thường giải thích, người Trung quốc thích dùng viên tịch. Viên là viên mãn, tịch là thanh tịnh tịch diệt, cũng chính là cùng lý tận tánh mà trong Vãng Sanh Luận Chú nói, nên gọi là đại bát niết bàn.

“Thập lực”, đây là Như Lai quả địa chứng được. Trước tiên nói về “pháp vô thượng”, tiếp theo nói về “thập lực vô úy, vô ngại vô trước”, đây đều là pháp thậm thâm. “Thập lực”, trong chú giải đều đã nói ra. “Thập lực, Như Lai sở hữu mười loại lực dụng”, mười loại không phải là chữ số. Kinh Hoa Nghiêm dùng mười tượng trưng cho sự viên mãn. Chúng ta nói chữ số, từ một đến mười là chữ số viên mãn, nên ý nghĩa thật sự của nó là tượng trưng cho sự viên mãn. Mười điều nói không cùng tận, năng lực của Như Lai quả địa, tác dụng vô lượng vô biên, vô cùng vô tận. Mười làm sao có thể nói cho cùng tận? Nên nó có nghĩa là biểu pháp.

Ở đây nói mười điều, thực tế mà nói trong mỗi điều đều có vô lượng vô biên vô tận vô số lực dụng. Mười điều này là cương lĩnh:

“Thứ nhất, giác thị xứ phi xứ trí lực”. Giác chính là không mê, là thông đạt thấu triệt. Giác tri thế nào là thị xứ, thế nào là phi xứ, trí tuệ chân thật. Trí lực này chính là chân thật trí tuệ trong kinh này nói. “Xứ nghĩa là đạo lý”, là đạo lý gì? Chính là “đạo lý phi đạo lý của tri vật”. Năng lực của loại trí tuệ này, vạn sự vạn vật giữa vũ trụ, ví dụ chúng ta nói vũ trụ, vũ trụ từ đâu mà có? Vũ trụ phát sanh như thế nào? Vì sao phát sanh? Ý nghĩa phát sanh là gì? Những đạo lý lớn này, đều là triết học cổ kim trong ngoài. Mệnh đề trong khoa học, đó chính là ra đề mục này, đời này qua đời khác đều đang nghiên cứu. Có kết luận chăng? Mãi đến nay vẫn không có kết luận, cách nói rất nhiều, những đều không đủ viên mãn. Người bây giờ cho rằng, vũ trụ là từ tiếng nổ lớn phát sanh, nhưng có không ít nhà khoa học, hoài nghi đối với cách nói này. Vì sao tiếng nổ lớn lại biến hiện ra vũ trụ? Trong thái không nhiều tinh hệ như vậy, hiện nay thiên văn dùng ngân hà làm đơn vị. Một hệ ngân hà là những hành tinh vô cùng rộng lớn.

/ 600