/ 600
530

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 565

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 29.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 743, hàng thứ bảy.

Đoạn văn này là Hoàng Niệm Lão viết ra tổng kết cho phần sau của phần chánh tông. Xem xét lại một cách đơn giản về những gì đã nói ở phần trước. Khởi Tín Luận Bành thị giải thích rằng: “chánh tông, một là trước làm rõ thệ nguyện rộng lớn của Pháp Tạng, để giúp cho hành giả sanh tâm có trách nhiệm, phát khởi bi trí, đầy đủ nguyện hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền”. Bành thị là cư sĩ Bành Tế Thanh. Ông là người thời đại Càn Long nhà Thanh. Phụ thân của ông là binh bộ thượng thư của hoàng đế Càn Long. Nếu dùng chức danh hiện tại để nói đó là bộ trưởng bộ quốc phòng. Phụ thân của ông là bộ trưởng quốc phòng của hoàng đế Càn Long, là con cháu của cán bộ cao cấp, người vô cùng thông minh.

Ngày xưa hành quán lễ là năm hai mươi tuổi, đúng ra là lúc mười chín tuổi ông đã thi vào tiến sĩ. Đây là học vị cao nhất trong các cuộc thi quốc gia. Giống như học vị tiến sĩ hiện nay của chúng ta vậy, điều này rất khó khăn. Còn trẻ như vậy đã lấy được học vị này thật không dễ, ngày xưa học vị của quốc gia cao nhất là tiến sĩ, kế đến là cử nhân, dưới nữa là tú tài. Tú tài tương đương với cử nhân ngày nay, cử nhân tương đương với thạc sĩ, tiến sĩ tương đương với tiến sĩ. Trong xã hội ngày xưa ba học vị này được gọi là công danh. Bởi vì hoàn cảnh gia tốt, cho nên sau khi thi tiến sĩ một đời không làm quan, đối với văn hóa truyền thống vô cùng hứng thú, có hứng thú với Nho Thích Đạo, thâm nhập kinh điển của tam giáo. Đích thực là một người trong ngành rất giỏi. Ông viết Khởi Tín Luận cho Kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận là ông viết, viết rất hay. Cho nên về sau khi giảng giải Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều người trích dẫn những lời ông đã nói. Đoạn này cũng là dùng lời của ông để tổng kết, viết tổng kết.

Kinh chia ra làm ba phần, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng một bộ kinh, trong đó có ba đoạn lớn, hiện nay chúng ta nói là ba đơn vị lớn. Đơn vị thứ nhất là phần tựa. Nói rõ duyên khởi vì sao giảng bộ kinh này. Thứ hai là phần chánh tông. Phần chánh tông chính là tông chỉ, nội dung chủ yếu của bộ kinh này đều ở trong phần này. Bộ phận này là chủ thể, phần lớn nhất. Phần thứ ba là phần lưu thông.

Sáng hôm nay chúng tôi đã giảng xong phần chánh tông, tổng cộng mất hơn 1000 tiếng đồng hồ. Phần tựa và phần chánh tông chúng ta nhắc lại một chút. Phần chánh tông, bởi vì Khởi Tín Luận, ông ấy nói Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận là của cư sĩ Bành Tế Thanh chú giải đối với kinh này. Phần chánh tông, đầu tiên ở đây ông ấy nói tổng cộng có bốn việc, giảng về bốn điều. Trước tiên nói “Pháp Tạng quảng đại thệ nguyện”, Phật A Di Đà lúc chưa thành Phật, trong quá trình cầu học, Ngài là thân phận quốc vương, Thế Nhiêu vương. Trước đây chúng ta đã đọc qua đoạn lịch sử này rồi. Đương thời tại thế có một vị Phật là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, ngài thường thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, cuối cùng Ngài giác ngộ rồi, Ngài bỏ ngay vương vị xuất gia với Phật. Lúc xuất gia pháp hiệu của Ngài là Pháp Tạng, gọi là tỳ kheo Pháp Tạng. Đây chính là nhân địa của Phật A Di Đà, nhân địa sớm nhất của Ngài. Sau khi xuất gia ngài rất thông minh, đối với những lời giáo huấn của Phật Ngài nhanh chóng khế nhập, liền thể hội được. Đương thời Ngài ở trước mặt thầy mình phát 48 đại nguyện, 48 nguyện mỗi nguyện đều mong cầu giúp đỡ chúng sanh khổ nạn. Phạm vi lớn bao nhiêu? Là pháp giới hư không giới, ngày nay nói là toàn vũ trụ. Trong toàn thể vũ trụ, chúng ta biết thế giới chư Phật vô cùng rộng lớn. Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, bổn sư của chúng ta, khu vực giáo hóa của Ngài hiện tại các nhà thiên văn học dùng hệ ngân hà làm đơn vị để tính, Phật Pháp cũng như vậy, cũng dùng hệ ngân hà làm đơn vị tính. Khu vực giáo hóa của ngài bao nhiêu? Một tỷ hệ ngân hà. Cho nên chúng ta không nên cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn rồi, là giả, không phải thật. Phật Thích Ca Mâu Ni ngài hóa thân, ở trong thế gian chúng ta giáo hóa một thời gian rồi nhập niết bàn, thực tế trong một tỷ hệ ngân hà này quí vị biết trong đó biết bao nhiêu là tinh cầu! Nơi nào hữu duyên Ngài liền hóa thân đến đó. Cho nên Phật có vô lượng vô biên thân không phải một thân, báo thân của Phật là một, ứng thân của Phật vô lượng vô biên. Đến nơi của chúng ta thị hiện thành Phật là ứng thân, cho nên nói “thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng”. Cần dùng thân gì để độ Ngài liền hiện thân đó, giống như trong Phẩm Phổ Môn có 32 ứng thân vậy. Hoàn toàn ứng sự mong cầu của chúng sanh bản thân ngài không có ý gì. Điểm này đặc biệt phải chú ý.

/ 600