/ 600
484

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 564

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 29.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 740, hàng thứ hai từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ đoạn kinh văn này.

“Kỳ đệ thập nhị Phật, danh Vô Thượng Hoa, bỉ hữu vô số, chư Bồ Tát chúng giai bất thoái chuyển, trí tuệ dũng mãnh, dĩ tằng cúng dường vô lượng chư Phật, cụ đại tinh tấn, phát thú nhất thừa, ư thất nhật trung, tức năng nhiếp thủ bách thiên ức kiếp, đại sĩ sở tu, kiên cố chi pháp, tư đẳng Bồ Tát, giai đương vãng sanh.

Kỳ đệ thập tam Phật, danh viết Vô Úy, bỉ hữu thất bách cửu thập ức đại Bồ Tát chúng, chư tiểu Bồ Tát, cập tỳ kheo đẳng, bất khả xưng kế, giai đương vãng sanh, thập phương thế giới, chư Phật danh hiệu, cập Bồ Tát chúng, đương vãng sanh giả, đản thuyết kỳ danh, cùng kiếp bất tận.”

 

Đoạn này, chúng ta xem chú giải của Niệm Lão, đoạn văn trước trích từ bản Ngụy dịch, bản dịch của Khương Tăng Khải. Nếu tham khảo bản Đường Dịch, tức câu thứ nhất ở đây “kỳ đệ thập nhị Phật” tương ứng với cõi Phật thứ 12. Theo ví dụ trước đây, đều là giảng cõi nước Phật trong mười phương. Ở đây Phật thứ 12 cũng tương ứng với ý nghĩa của cõi Phật. “Đức Phật thứ 12 tên là Vô Thượng Hoa”. Ví dụ Ngụy dịch, Phật thứ hai tên là Bảo Tạng. Bản Đường Dịch tức là Phật quốc Bảo Tạng. Phật quốc chính là cõi nước.

Cho đến cõi Phật thứ 12 hiển thị đức Bồ Tát vãng sanh, cũng đã nêu ra. Tức là nêu ra mà nói, “kiên cố chi pháp”, là pháp không thoái chuyển vậy. Giới thiệu Bồ Tát nơi đó tu pháp vững chắc. “Đại sĩ” là danh xưng của pháp thân Bồ Tát. Giống như chúng ta xưng Quán Thế Âm Bồ Tát, xưng là Quan Âm đại sĩ, Di Lặc đại sĩ, Văn Thù, Phổ Hiền đại sĩ, đây đều là Đẳng Giác Bồ Tát. Cấp bậc thấp nhất là Viên giáo sơ trụ Bồ Tát. Trong Kinh Hoa Nghiêm thường xưng là 41 vị pháp thân đại sĩ. Cho nên Phật, Bồ Tát trong mười pháp giới đều không thể xưng là đại sĩ. Đại sĩ nhất định là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, mới có thể xưng là đại sĩ. Họ đích thực viên chứng tam bất thoái, cho nên xưng là pháp kiên cố không thoái chuyển. Những vị đại Bồ Tát đều phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc.

Cho đến bất thoái Bồ Tát cũng vãng sanh cực lạc nghĩa đó là gì? Vì sao họ phải vãng sanh? họ không vãng sanh cũng có thể thành Phật. Vì sao nhất định phải đến Thế giới Cực Lạc? Như trong Đại Luận, Đại Trí Độ Luận giả thiết một đoạn vấn đáp. Hỏi rằng: Bồ Tát pháp thân độ chúng sanh, nhờ gì mà chỉ đến trong thế giới Phật thanh tịnh vô lượng thọ, vì sao họ đến Thế giới Cực Lạc? Đáp rằng: Bồ Tát có hai hạng, một là có tâm từ bi, luôn vì chúng sanh, họ tạm thời không đến Thế giới Cực Lạc, trong lục đạo thập pháp giới giúp đỡ chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh có hai sự việc. Giúp đỡ kẻ sơ học là giúp họ đoạn nghi sanh tín. Giúp đỡ người tu hành đã có cơ sở rất tốt, đó chính là mục tiêu thứ hai. Giúp đỡ họ phá mê khai ngộ. Mà phương tiện phá mê khai ngộ thù thắng vô cùng, không gì bằng vãng sanh Tịnh Độ. Phàm phu, trong kinh thường nói đại tâm phàm phu, tin tưởng Đại Thừa, tu học Đại Thừa, phát tâm cầu sanh Thế giới Cực Lạc. Đó gọi là đại tâm phàm phu. Họ trong đời này có thể thành tựu, sanh đến Thế giới Cực Lạc chúng ta biết được, những người này sanh về đâu? Kỳ thật chúng ta đều thuộc hạng người này. Sanh đến Thế giới Cực Lạc cõi phàm thánh đồng cư, thân phận là gì? Vẫn là thân phận con người. Thế giới Cực Lạc có nhân thiên. Chúng ta đến bên đó là thân phận con người. Người có trình độ đạo đức cao là thân phận thiên nhân. Nhưng sanh đến Thế giới Cực Lạc liền đạt được bổn nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì, đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Nói cách khác, tuy là thân phận thiên nhân trong cõi đồng cư, đến Thế giới Cực Lạc đạt được lợi ích thù thắng, trí tuệ, đạo lực, thần thông, phước đức bình đẳng với Pháp thân Bồ Tát. Điều này không thể nghĩ bàn. Đây là điều trong mười phương thế giới không có. Vì sao ở Thế giới Cực Lạc có? Ở thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà trong nhân địa phát 48 nguyện, năm kiếp tu hành 48 nguyện, nguyện nguyện đều viên mãn, cho nên là thành tựu bổn nguyện công đức oai thần của Di Đà, gia trì như vậy mà được, đây là điều mà thế giới phương khác không có. Thế giới này thể hiện sự thù thắng vô tỷ. Đây là điều không phải Bồ Tát không biết. Bồ Tát biết sự việc này, cho nên Bồ Tát có hai lựa chọn. Người nhiều từ bi thì độ chúng sanh trước. Giống như Bồ Tát Địa Tạng đã làm gương “địa ngục bất không, thệ không thành Phật”. Độ chúng sanh trước sau đó mới suy nghĩ đến bản thân, thậm chí hoàn toàn không suy nghĩ.

/ 600