/ 600
487

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 563

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 28.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 739, hàng thứ ba từ dưới lên, bắt đầu xem từ câu cuối cùng.

“Tiểu hạnh giả Vô Lượng Thọ Kinh Sao vân: tiểu hạnh đẳng giả, thập tín Bồ Tát danh vi tiểu hạnh, đối bất thoái cố”. Thập tín, chúng ta y theo trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói, thập tín Bồ Tát, Lăng Nghiêm là Đại Thừa, là viên giáo. Từ sơ tín vị đến thất tín vị, chúng ta học tập đến chỗ này. Thất tín là “tâm hộ pháp”. Quả vị Bồ Tát chứng được tương đương với Tiểu thừa A la hán. Tương đương này là chỉ cho đoạn phiền não tương đương. Kiến tư phiền não hoàn toàn đoạn được rồi, trí tuệ thì không tương đương. Bồ Tát Đại Thừa thất tín vị, trí tuệ siêu việt A la hán rất nhiều. Đây là chỗ khác nhau của Đại Thừa và Tiểu thừa. Đoạn phiền não tương đồng, nhưng trí tuệ không tương đồng. Vì thế thất tín vị là hộ pháp. Tâm hộ pháp ở chỗ này, Tiểu thừa nói là lậu tận, sáu loại thần thông đầy đủ, kiến tư phiền não đoạn rồi Tiểu thừa thiên chân Niết bàn, chứng đắc trên địa vị này, trong Tiểu thừa chính là lục thông A la hán, hộ trì chánh pháp. Từ đó có thể biết việc hộ pháp này thật không dễ dàng. Sự hưng suy của Phật Pháp hoàn toàn do nơi hộ pháp.

Năm xưa khi đức Thế Tôn còn tại thế, đem sứ mệnh hộ pháp này phó thác cho quốc vương đại thần, trưởng giả cư sĩ. Họ có quyền có thế, có năng lực hộ trì chánh pháp. Chúng ta thấy năm xưa Thế Tôn tại thế, suốt một đời Ngài thị hiện cho chúng ta tám tướng thành đạo, từ cõi trời Đâu Suất giáng sanh tại hoàng cung, phụ thân của Ngài là đại vương Tịnh Phạn. Mười 19 tuổi buông bỏ sự kế thừa vương vị ra đi tham học, Ngài cũng là biểu pháp, đại biểu cho phần tử tri thức mà ngày nay chúng ta. Phần tử tri thức hiếu học, rời nhà ra đi tham học. Trong quá trình tham học, Ngài hoàn toàn dùng phương thức tăng khổ hạnh. Thực sự là thị hiện cho chúng ta thấy. Lúc cuối cùng Phật nhập diệt, tôn giả A nan đã khải thỉnh một sự việc cho chúng ta. Phật tại thế chúng con nương làm Thầy, học với Phật, Phật không tại thế nữa, chúng con học với ai? Nương ai làm thầy? Phật không chỉ định bất cứ một người nào, chỉ căn dặn “lấy giới làm thầy”, lại bổ sung một câu “lấy khổ làm thầy”. Đó chính là trì giới, phải biết chịu khổ. Cho nên lúc Thế Tôn cầu học đã thị hiện cho chúng ta về trì giới, chịu khổ. Trì giới là gì? giữ pháp, giữ quy củ. Tham học đến nơi nào thì phải tuân thủ theo quy củ của nơi địa phương đó, người ta mới hoan nghênh. Đương thời Ấn Độ là đất nước của tôn giáo trên toàn thế giới. Mỗi một tôn giáo đều có giới luật, quy củ khác nhau của nó. Phật cũng phải tuân thủ. Đến Bà la môn giáo thì giữ quy củ của Bà la môn; đến Du Già thì giữ quy củ của Du Già; đến Ấn Độ giáo thì giữ quy củ Ấn độ giáo, lúc đó gọi là Bà la môn giáo, tức hiện nay chúng ta gọi là Ấn độ giáo. Du Già, Số luận đến nhà nào thì phải giữ quy củ của nhà đó, mới được người ta hoan nghênh. Đây là biểu diễn sự văn hóa đa nguyên. Phật đi khắp nơi tham học, cái gì cũng muốn học, đều muốn biết. Làm một người học trò tốt, người học trò hiếu học, giữ phép tắc, biểu diễn cho chúng ta 12 năm, đến năm 30 tuổi, 19 tuổi đến năm 30 tuổi ngài cầu học, 30 tuổi khai ngộ, sau khi khai ngộ tại vườn Lộc Uyển độ năm vị Tỳ kheo, tức chính thức triển khai dạy học, dạy mãi cho đến 49 năm, 79 tuổi Ngài viên tịch. Từ việc Thế Tôn một đời hành nghi để xem, thì Phật Giáo không phải là Tôn giáo. Trong lúc Thế Tôn đang học tập, tôn giáo nào Ngài cũng học qua, Cũng có thể nói học thuật của Ngài là tập đại thành của tôn giáo. Tập đại thành của học thuật Ấn độ ngài đều học qua. Cuối cùng dưới cội bồ đề ngài đều buông bỏ hết những sở học, vậy mới đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật rồi. Ý nghĩa biểu pháp này của Phật rất thâm sâu. Chúng ta nếu như có thể lãnh hội được, chúng ta nếu muốn học Phật, thì phải học phương pháp này của Ngài, đi trên con đường của Ngài. Chúng ta sẽ có sự thành tựu như vậy. Ngài không có phân biệt, không có chấp trước, đối với tất cả pháp đều bình đẳng như nhau, hơn nữa đều rất chăm chỉ học tập. Cho nên Ngài không có thứ gì không thông. Trong lúc dạy học Ngài đích thực là dạy học, là giáo dục, Ngài không phải là tôn giáo. Học trò của Phật Thích Ca Mâu Ni, qui y Tam bảo đây là những học trò chính thức đến lễ thầy giáo. Đương thời Ấn độ rất nhiều tín đồ tôn giáo, và thầy truyền giáo tôn giáo, đều học với Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật đều chấp nhận, đều là đệ tử, bình đẳng như nhau. Cho nên Phật Giáo nếu dùng lời hiện đại mà nói nó là đa nguyên văn hóa, giáo dục xã hội. Thí dụ như Bà la môn nữ trong Kinh Địa Tạng, đó là Bà la môn giáo, người đó có tín ngưỡng tôn giáo, bà ấy quy y Phật môn, không thay đổi tôn giáo. Tôn giáo là phụng thờ thiên thần, Bà la môn giáo là Đại phạm thiên, giáo chủ của họ là Đại phạm thiên vương, không bảo họ thay đổi tín ngưỡng tôn giáo, đến nơi Phật học những gì? Đến nơi Phật để học định, học huệ, quan trọng nhất là học trí tuệ. Phải tuân thủ quy củ của Phật đó là giới định tuệ. Nhờ giới đắc định, nhờ định khai tuệ. Thập tín Bồ Tát chưa được khai tuệ, thập tín Bồ Tát đắc định.

/ 600