/ 600
496

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 561

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 26.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 737, bắt đầu xem từ hàng thứ sáu.

“Phu Tịnh Độ nãi nhất thiết thế gian nam tin chi pháp, ư thử năng tín, thị tức vô tướng trí tuệ.” Tiêu chuẩn này đích thực rất cao, mà sự thật chính xác là như vậy, lời nói đó không có gì thái quá, biết bao Bồ Tát tiếp xúc đến đều rất khó tin tưởng, hà huống là phàm phu. Người phàm phu giống như chúng ta mà nói, tuy học tập nhiều năm phải chăng là thật tin? Nghiêm túc mà nói thì chưa thật tin, là bán tín bán nghi. Nếu như là thật tin, thì không thể có một tạp niệm. Chúng ta ngày nay đọc kinh có tạp niệm, niệm Phật có tạp niệm, gặp vấn đề gì thì do dự không quyết tâm, đây chính là không tin. Cho nên chữ “tín” này khó biết bao. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “tín vi đạo nguyên công đức mẫu”, đạo chính là bồ đề, chính là tự tánh, căn nguyên của minh tâm kiến tánh, quí vị không tin tưởng quí vị làm sao có thể minh tâm kiến tánh? Quí vị tin tưởng một cách sâu sắc đối với nó không mảy may nghi hoặc, y theo những phương pháp lý luận này để làm, quí vị có thể đạt được cũng tức là nói quí vị có thể ngộ nhập. Hiện nay chúng ta nói quí vị có thể lãnh hội được. Nếu như không phải cảnh giới này, quí vị không thể hội được. Vậy chúng ta học được là gì? Học được là tri thức, tri thức Phật học, tri thức kinh điển. Đây là ngoài da, không có được tác dụng lớn. Tác dụng lớn là trí tuệ, trí tuệ và tri thức không giống nhau. Trí tuệ là từ trong công phu mà sanh ra. Phật Pháp Đại Thừa thường nói: “nhân giới đắc định, nhân định khai tuệ”. Tri thức là thứ bên ngoài, quí vị hướng ngoại tìm cầu. Trí tuệ thì không phải, trí tuệ là trong tự tánh quí vị vốn đã đầy đủ, không phải từ bên ngoài đến. Có trí tuệ nhất định có tri thức, có tri thức chưa chắc đã có trí tuệ. Người có trí tuệ, trí tuệ là thể, tri thức là dụng, chỉ có tri thức, không có trí tuệ, là hữu dụng vô thể. Vì thế họ sẽ sanh tật, đạo lý chính là đây vậy. Nhà Phật nói căn bản trí và hậu đắc trí. Căn bản trí là trí tuệ, hậu đắc trí chính là tri thức. Tri thức có cần học không? Có thể học, cũng có thể không học, sau khi trí tuệ hiện tiền bất cứ vấn đề gì, quí vị vừa xem liền hiểu rõ, vừa nghe liền hiểu rõ, vừa tiếp xúc đã hiểu rõ. Cho nên tri thức rất dễ dàng.

Lục Tổ Huệ Năng đại sư cách chúng ta 1300 năm, là người đời Đường, người Quảng Đông, Tân Châu, chưa từng đi học, không biết chữ, quí vị hỏi ngài điều gì ngài đều biết hết. Tất cả những kinh điển Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong 49 năm, quí vị đọc cho ngài nghe, ngài có thể giảng lại cho quí vị nghe, đó là gì? là trí tuệ. Cho nên trí tuệ và tri thức không giống nhau.

Hiện tại dường như toàn thế giới thứ họ truy cầu toàn là tri thức. Tôi tham quan rất nhiều trường đại học, bao gồm cả London, Cambridge của nước Anh, tất cả đều làm việc tri thức. Trong Viện Hán học của họ chuyên học Nho Thích Đạo, đó là văn hóa truyền thống Trung Quốc. Từ trên phương diện tri thức mà nói họ học rất tốt, rất có thành tựu. Từ trí tuệ mà nói thì họ khiếm khuyết nhiều quá. Không có định, thì huệ làm sao có được! Định là tâm thanh tịnh chúng ta nói ở đây. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ. Tâm không thanh tịnh sanh phiền não, không sanh trí tuệ; tâm thanh tịnh rồi sanh trí tuệ không sanh phiền não. Vậy tâm này phải làm sao để thanh tịnh? Nhất định phải giữ quy củ, đó chính là trì giới. Giới giúp quí vị đắc định. Cho nên định là điểm then chốt của việc tu học Phật Pháp, mục đích tu học Phật Pháp là khai trí tuệ. Nếu như không đắc trí tuệ, quí vị học những thứ này làm gì? Trí tuệ có thể giải quyết tất cả vấn đề, từ cá nhân đến vũ trụ, tất cả đều có thể giải quyết được, đó là đại trí tuệ! Cho nên pháp môn này thực sự là khó tin.

Chúng ta học qua hơn 1000 tiếng đồng hồ, vẫn cứ từ đầu cùng nhau học, sẽ có những khái niệm, người chưa nghiêm túc hạ thủ công phu, đối với pháp môn Tịnh Độ làm sao mà không hoài nghi được, chỉ là hoài nghi sâu cạn không giống nhau thôi. Hoài nghi sâu, họ không tin tưởng; hoài nghi ít là họ bán tín bán nghi. Phải làm như thế nào giúp họ xây dựng lòng tin? Nghe giảng, phải nghiên cứu thảo luận. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế, giảng kinh dạy học 49 năm, không làm việc gì khác, 49 năm ngày ngày giảng, ngày ngày dạy. Hơn nữa học trò cũng là mỗi năm mỗi hướng thượng đi lên. Quí vị xem ngày dạy học, Ngài khai ngộ năm 30 tuổi, sau khi khai ngộ liền triển khai dạy học, mười hai năm đầu đặt nền móng cơ sở tu học, giảng Kinh A Hàm, A hàm ví như tiểu học, dễ hiểu. Giảng những gì? giảng luân lý, giảng đạo đức, giảng nhân quả. Những thứ này không sâu lắm, mười hai năm. Tiếp đó giảng Phương đẳng, Phương đẳng giảng 8 năm ví như là trung học, hướng thượng đi lên. Những thứ thực sự cao thâm vẫn chưa tiếp xúc đến. Sau 8 năm cộng thêm 12 năm trước đó, là 20 năm, chính thức giảng kinh Đại Thừa, giảng Bát Nhã cho quí vị, chính là trí tuệ, tiêu đề này giảng 22 năm. Chúng ta phải hiểu được hạt nhân của Phật Pháp chính là bộ phận này. Giảng kinh dạy học 49 năm, khóa học này dùng 22 năm. Điều này quan trọng nhất, phía trước là chuẩn bị. Đoạn trước chúng ta nêu mấy câu trong Kinh Kim Cang, Kinh Kim Cang là thuộc bộ Bát nhã. Sau 22 năm giảng Pháp hoa. Pháp Hoa ví như nghiên cứu sở. Pháp Hoa và Hoa Nghiêm là đồng đẳng. Đây là kết thúc Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học 49 năm. Ngày dạy học có thứ lớp, có tiểu học, có trung học, có đại học, có nghiên cứu sở. Ngày dạy học như vậy. Pháp môn Tịnh Độ là nơi quy về của Phật Pháp Đại Thừa. Cuối cùng quy kết về Tịnh Độ thù thắng vô cùng. Không có trí tuệ Bát nhã vậy thì làm sao được!

/ 600