Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 560
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Minh Tuệ
Biên tập: Nguyên Tâm
Thời gian: 26.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.
Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, hàng thứ năm, trang 736, bắt đầu xem từ ở giữa: “Như Kinh Kim Cương nói”, xem từ đó.
Trong Kim Kim Cương có mấy câu: “Phàm có có hình tướng, đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không phải tướng, tức đã thấy Như Lai”.
Những đoạn kinh đó, chúng ta thường đọc, nhưng chúng ta không giác ngộ trong trong cảnh giới. Phật và Bồ Tát Pháp thân, có khác biệt gì với chúng ta? Trên thực tế, không có chút sai sai biệt nào. Họ khác chúng ta, là họ ứng dụng bốn câu này, bốn câu đó là cảnh giới của họ, không phải là cảnh giới của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ, thậm chí hiểu rất rõ, nhưng không ứng dụng. Ứng dụng được, là Bồ Tát Pháp thân, cảnh giới thấp nhất cũng là Sơ trú Viên giáo, đã siêu việt Thập pháp giới. Không những siêu việt lục đạo, siêu việt lục đạo là A La Hán, họ siêu việt Thập pháp giới.
Nói cách khác, trong Thập pháp giới, trên cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật Bích Chi, Phật trong Thập pháp giới cũng không dùng được. Đều biết được, tin tưởng, họ hiểu rõ hơn chúng ta rất nhiều. Bây giờ là, làm sao chúng ta phải ứng dụng được nó, biến thành cảnh giới của ta.
Phàm có hình tướng là tất cả hiện tượng, ngày nay khoa học gọi là hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ. Tất cả đó đều là tất cả tướng, tất cả đều hư vọng, hư vọng là gì? Căn bản không có, căn bản không tồn tại.
Nhà khoa học Planck người Đức cho thấy. Quý vị xem báo cáo nghiên cứu cứu ông ấy, ông nói, căn cứ nghiên cứu nguyên tử mười mấy năm của ông, chắc chắn trên thế giới này, trên cơ bản không có vật chất tồn tại, đấy là lời của ông. Ông chỉ nói hiện tượng vật chất, còn hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên không bao gồm trong đó, cũng không tồn tại. Vật chất từ đâu mà có? Vật chất từ hiện tượng tinh thần biến đổi thành, điều này ông ta biết. Hiện tượng tinh thần từ đâu mà có? Ông ta không thể biết, nhưng ông nói khá hay, hiện tượng tinh thần hình như từ không thành có. Chúng ta có thể hiểu lời đó, chúng ta có thể đồng ý với cách nói của ông. Đích xác ông chưa làm rõ, hiện tượng tinh thần từ đâu mà có? Tự tánh biến hiện ra.
Đại sư Huệ Năng cao minh hơn ông, khi khai ngộ, đại sư Năng đã nói: “Nào ngờ tự tánh, có thể sinh vạn pháp”, vạn pháp ở đây là ba thứ hiện tượng như ta nói ngày nay, hiện tượng tự nhiên, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên. Do tự tánh sinh, tự tánh hiện, tại sao tự tánh có thể hiện? Vốn tự tánh đã có đủ. Khi khai ngộ, đại sư Huệ Năng đã nói năm câu, câu thứ ba nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn đã có đủ”. Đầy đủ là gì? Không thiếu một thứ gì, nghĩ cái gì hiện cái đó, đấy là tánh năng, ngày nay khoa học gọi là năng lượng.
Năng lượng có năng lượng vật chất, có năng lượng tinh thần, có năng lượng tự tánh, nhưng ông không phát hiện được. Trong ba loại năng lượng, năng lượng của tự tánh mới là bản năng thực sự không sinh diệt. Từ năng lượng tự tánh sinh ra năng lượng tinh thần, nghĩa là kiến văn giác tri như giáo lí Đại thừa thường nói. Kiến văn giác tri là năng lượng của tự tánh, mê mất tự tánh, năng lượng tự tánh sẽ trở thành hiện tượng tinh thần, nghĩa là thọ tưởng hành thức. Từ thọ tưởng hành thức sẽ biến thành hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất là sắc pháp. Quý vị xem ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức.
Hiện tượng vật chất nhỏ nhất, Bồ Tát Di Lặc đã cho chúng ta biết: “Một búng tay có ba mươi hai ức trăm nghìn niệm”, đấy là một búng tay là một phần ba trăm hai mươi triệu, một phần ba trăm hai mươi triệu trên giây của một búng tay. Trong đó có hiện tượng vật chất, trong hiện tượng vật chất đó có thọ tưởng hành thức, đầy đủ ngũ uẩn, ai thấy được. Bồ Tát Quán Thế Âm soi thấy ngũ uẩn đều không, đấy không phải là: “Phàm có hình tướng thảy đều hư vọng” ư?
Tự tánh là không tịch, trong không tịch có thể hiện huyễn tướng. Hiện bao nhiêu huyễn tướng, vô lượng vô biên vô số vô tận, Phật pháp thường nói là không thể nghĩ bàn. Những vấn đề này, trong mấy mươi năm nay, trong kinh Đại thừa, chúng ta không ngừng học tập, đã đủ chăng? Chưa đủ, chúng ta học tập không ngừng, cũng chẳng qua chỉ mấy mươi lần, mấy mươi lượt. Hai, ba trăm lượt, đại khái chỉ như thế.