473

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 559

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 25.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 734, hàng thứ tư. Chúng ta xem từ hàng thứ năm kinh văn.

“Con xem những người ngu si, không trồng gốc thiện, chỉ dùng thế trí thông biện, tăng thêm tâm tà, làm sao ra khỏi đại nạn sinh tử”. Chúng ta phải đặc biệt chú trọng đoạn kinh văn này, là câu cuối: làm sao ra khỏi nạn lớn sinh tử. Không tai nạn nào nghiêm trọng bằng sinh tử, ra khỏi sinh tử, tất cả những tai nạn khác đều được hoá giải.

Niệm Lão chú rằng: “Văn bên phải muốn chỉ”, chính là năm câu này. “Càng làm rõ người trước”, nhấn mạnh những gì đã nói trước, càng nghiêm túc hơn. Đoạn trước nói tu thiện, chỉ cầu phước báo nhân gian, bởi thế không thể ra khỏi luân hồi. Ta có thể thấy trong đời này, tâm thái học Phật của những người xuất gia, tại gia, mục đích học Phật, phần lớn không thoát khỏi tiếng thơm, lợi dưỡng. Tất cả những việc thiện đều là phước đức, không phải công đức. Những gì năm câu này nhắm đến là “càng ngu si thêm”, vì tại sao? Vì họ “không trồng thiện căn”, không trồng thiện căn, sẽ phóng túng trong tham sân si mạn.

Giáo lí Đại thừa cho chúng ta biết, tất cả thiện pháp của thế gian đều được sinh ra từ ba gốc thiện, ba gốc thiện ở đây là không thâm, không sân, không si, đấy là thiện căn.

Thời đại chúng ta ngày nay, phải thêm vào sau hai chữ nữa, để khỏi quên: không mạn, không nghi. Nghĩa là hoài nghi, tham sân si mạn nghi gọi là ngũ độc. Ngược với ngũ độc, trái lại là năm thứ thiện căn. Có thể nói tất cả thiện pháp của thế gian, xuất thế, đều được gây dựng trên năm gốc rễ này, có một trong năm gốc này sẽ đọa địa ngục. Nếu đầy đủ cả năm, rất tuyệt, vấn đề này chúng ta không thể không biết. Năm độc tham sân si mạn nghi, chính là không có thiện căn, họ đầy đủ năm chữ này.

“Nhưng vì thế trí thông biện”. Thế trí, ngày nay chúng ta gọi là tri thức, không phải trí tuệ. Trí xuất thế gian là trí tuệ, trí thế gian là tri thức. Họ cũng thông minh, họ cũng biện tài. Nếu bỏ mất gốc thiện, thế trí thông biện này, sẽ giúp họ không trồng thiện căn. Nghĩa của không trồng thiện căn ở đây là không làm những việc tốt, thế trí thông biện đó sẽ giúp họ thành tựu, “tăng thêm tâm tà”. Tâm tà là tham sân si mạn nghi, như thế làm sao có thể ra khỏi đại nạn sinh tử! Nạn ở đây là thiên hai, tại sao? Năm loại này sẽ kéo theo thiên tai. Năm thứ này đặt trước mặt chúng ta, rất nhiều người đã cảnh giác, biết đây là thảm họa nghiêm trọng, nhắc đến để cùng nhau thảo luận, tìm cách giải quyết tai nạn.

Những người đồng học chúng ta biết rằng, buông bỏ tham sân si mạn nghi, thiên ta liền được giải trừ. Không tham, không tham luyến tất cả pháp thế xuất thế gian, thiên ta về nước không còn. Không giận dữ, không bực bội, tâm bình khí hoà, nhiệt độ trên quả đất sẽ giảm xuống, núi lửa hết tuôn trào. Không si mê, thiên tai về gió không còn, cuồng phong, bão tố, gió lốc... sẽ không còn. Không mạn, học cách khiêm cung, không ngạo mạn, không còn động đất. Không nghi, nhất là không nghi ngờ lời dạy của Thánh hiền, không ngờ vực lời dạy của Thánh hiền, quả đất liền vững chắc, không bị đứt gãy, không chìm xuống biển. Hãy xem, những đại nạn này có thể hoá giải, thực sự chỉ trong nhất niệm.

Chúng ta tiếp tục xem chú giải của Niệm Lão: “Đây là bởi quá ngu si, không trồng thiện căn, lại ỷ kiến thức thế gian của mình”. Nhất là loại tri thức trong thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay, thông minh đều được dùng vào những việc đó. Thông biện dùng vào đâu? Dùng vào việc không tin cổ nhân, thậm chí không tin cha mẹ, không tin tổ tông, không tin có Thánh hiền. Cho Thánh hiền không bằng họ, Thánh hiền không phát minh khoa học kĩ thuật. Cho rằng khoa học kĩ thuật là số một, không tin tôn giáo.

Kiêu mạn tự đại, không sinh chánh tín, nuôi lớn tâm tà”, tâm tà ở đây là tham sân si mạn nghi. “Không biết thế trí thông biện là một trong tám nạn”, tám nạn, trong kinh Phật thường nói, ở đây chúng ta nhắc lại lần nữa. Đây là “danh số” Phật giáo, thuật ngữ danh từ, nhưng trong đó có chữ số.