/ 600
553

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 550

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 20.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 712. Chúng ta xem từ hàng thứ ba.

Tông chỉ phẩm này vẫn là chứng tín trừ nghi, Từ Thị thuật những gì thấy, càng cho thấy lời Phật là chân thật. Nói chung, cảnh y chánh trang nghiêm thế giới Cực lạc, duy chỉ tuyên thuyết từ kim khẩu của Phật. Khi hiện, Thánh chúng dự hội tự nói chính mắt họ thấy”. Phần trước chúng ta đã học đến đây.

Tiếp theo: Lại thấy những thai sanh ở thế giới Cực lạc, bị vây trong thành nghi, càng cho thấy lỗi nghi hoặc”. Bồ Tát Di Lặc nói bản thân ngài thấy cảnh y chánh trang nghiêm thế giới Cực Lạc, đây là nội dung phẩm trước. Đại chúng dự hội đều thấy, nói là tận mắt nhìn thấy, vấn đề này nói rất rõ ràng, Thánh chúng dự hội tận mắt nhìn thấy, chứng tỏ những gì Phật nói trước đó, hoàn toàn chân thật.

Thời Đông Tấn Trung Quốc, đại sư Tuệ Viễn sơ tổ Tịnh tông, khi vãng sinh nói với những bạn đồng tu có mặt: Trong đời ngài đã tận mắt nhìn thấy y chánh trang nghiêm thế giới Cực lạc phương tây, ba lần như thế, nhưng chưa bao giờ cho ai biết. Từ chỗ này chúng ta có thể thấy, trí tuệ, định lực của ngài Huệ Viễn. Hôm nay khi Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ngài, lần thứ tư chứng kiến y chánh trang nghiêm của thế giới Cực lạc. Thấy bên cạnh Phật A Di Đà, có những bạn đồng tu trong Liên xã đã vãng sinh trước đó, cùng đến tiếp dẫn Đại sư Tuệ Viễn với Phật A Di Đà.

Chúng ta tin những ghi chép đó là thật, không phải bịa đặt, trong truyện kí đại sư Tuệ Viễn, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng Sinh Truyện đều có ghi chép.

Phẩm này, phẩm ba mươi chín, phần sau có một đoạn. Họ thấy thế giới Cực lạc có những chúng sinh thai sanh, còn được gọi là biên địa, sanh đến biên địa của thế giới Cực lạc, chưa nhập phẩm, phẩm vị gì? Phẩm vị thấp nhất, so với hạ phẩm hạ sinh Phàm thánh đồng cư độ, họ còn thấp hơn nữa. Sinh đến thế giới Cực lạc họ không có phẩm vị, sinh vào biên địa, sinh tại thành nghi, gọi nghi thành.

Ở đây cho thấy tội lỗi sự nghi hoặc, là chướng ngại rất lớn, tại sao nghi hoặc mà vẫn vãng sanh? Họ mang tâm lí thử xem. Cũng rất siêng năng tu tập, phát nguyện niệm Phật, họ thực sự được vãng sinh, nhưng ôm lòng nghi hoặc, nửa tin nửa ngờ. Không phải không tin hoàn toàn, nếu hoàn toàn không tin họ đã không niệm. Vì vậy họ cũng tin, tin không đủ sâu, vẫn còn hoài nghi. Tốt cuộc là giả hay thật, cứ thử xem, nếu thật thì tốt quá, giả thì thôi vậy. Ôm tâm thái đó và rất siêng năng niệm Phật, cũng được vãng sinh.

Trên thực tế, được sinh đến biên địa nghi thành là đã quá tốt, tại sao? Họ không còn thoái chuyển, chẳng qua họ bỏ lỡ thời gian đến thế giới Cực lạc hơi dài mà thôi. Không thể vào thế giới Cực lạc để thấy Phật, để được Phật gia trì thành Bồ Tát bất thoái chuyển, phải chậm bao lâu? Dài nhất là năm trăm năm, năm trăm không phải thời gian ở thế giới Cực Lạc, của thế giới chúng ta.

Năm trăm năm sau, khi đoạn được tâm nghi hoặc, không còn nghi hoặc, mới thấy Phật A Di Đà, mới nhập phẩm, phẩm này là hạ phẩm hạ sinh, mới nhập phẩm. Thế giới Cực lạc có chuyện như thế, xin nhắc ra đây.

Chúng ta biết rằng, phần trước cũng đã nói nhiều. Trong giáo lí Đại thừa, pháp môn Tịnh tông, chư Phật Bồ tát đều nói, đây là pháp môn khó tin dễ hành, sinh khởi tín tâm đối với pháp môn này là cực kì khó! Nhất là trong thời đại chúng ta ngày nay, thời đại này là gì? Tạo nên tập khí đa nghi, đi học trong trường ngày nay, tôi ngần này tuổi, khi tôi học Tiểu học, không nghe chuyện nào về hoài nghi. Nhưng đến thời Trung học, thầy giáo dạy chúng tôi nên hoài nghi. Thì ra hoài nghi là tinh thần của khoa học, khoa học không thể thiếu hoài nghi. Hoài nghi mới phát hiện ra vấn đề, phát hiện vấn đề mới đưa vấn đề ra giải quyết, tìm câu trả lời, tìm ra sự thật.

Thế giới vật chất còn khả dĩ, trong thế giới Thần thánh thì không ổn, nếu hoài nghi với cổ Thánh tiên hiền phương Đông, bạn không có cách nào học tập. Thái độ hoài nghi đó không có đất sống trong Thánh học, nghĩa là học thuật Thánh hiền, không dùng được trong Phật pháp. Nếu chúng ta hoài nghi tổ tiên, hoài nghi Khổng tử, hoài nghi Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu, Công, chúng ta đọc những sách vở này của họ, đọc bằng tâm hoài nghi, liệu có khai trí tuệ chăng? Liệu có được như cách Thánh hiền đã phát hiện ra chân tướng nhân sinh, vũ trụ chăng? Câu trả lời là phủ định, không thể được.

/ 600