/ 600
518

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 548

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 19.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, hàng thứ sáu, trang 710. Từ “Kinh A Di Đà nói pháp môn này là pháp khó tin trong tất cả thế gian”, đây là kinh văn trong Kinh Di Đà.

“Tình chấp của chúng sinh thời mạt pháp sâu nặng, với diệu pháp tối cực viên đốn, nhất thừa liễu nghĩa, cứu cánh phương tiện, không thể tin được, trái lại sinh nghi ngờ phỉ báng”.

Đoạn này cho chúng ta thấy, trong hoàn cảnh đương thời, tồn tại những vấn đề rất nghiêm trọng. Không phải không có nhân duyên, nhân duyên rất thù thắng, gặp được Phật pháp, gặp được pháp môn này, gặp được bộ kinh này, đó là nhân duyên, như Kinh Di Đà nói: “Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên”. Nhân duyên chúng ta đều rất thù thắng, đều gặp được, đây là nhân duyên rất ít gặp được. Đích thực, không phải tất cả chúng sinh đều có thể gặp. Nghìn vạn kiếp đến nay, đời này sang đời khác, bao nhiêu Bồ Tát muốn gặp cơ duyên này, mà không gặp được. Ngày nay chúng ta đã gặp được, gặp được mà để vuột mất, nguyên nhân ở đâu? Không tin, nửa tin nửa ngờ. Đây là con đường mà bản thân chúng ta đã từng bước qua, dấu ấn của chúng ta đã quá sâu đậm.

Tôi đã rất nhiều lần nói với những bạn đồng học, tôi có niềm tin với Tịnh tông là sau hai mươi năm học Phật. 20 năm học Phật đầu tiên chưa có lòng tin. Thoạt tiên là bài xích, hiểu nhầm, cho đấy là lời dạy dành cho những ông bà cụ, đấy là lời dạy của Thế Tôn dành cho những người ngu muội. Họ là những người không có văn hoá, không có trình độ, Phật dùng pháp môn này để ru ngủ họ, nhìn pháp môn Tịnh độ với thái độ như thế.

Sau này khi thân cận pháp sư Sám Vân, Pháp sư sám Vân, tôi ở trong núi với ngài nửa năm, ngài dạy tôi đọc ba bản chú giải kinh Di Đà: Sớ Sao của đại sư Liên Trì, Yếu Giải của đại sư Ngẫu Ích, Viên Trung Sao của đại sư U Khê, lại còn bảo tôi vẽ những khoa phán của những vị này thành biểu giải. Khi tôi làm xong khoa phán, cảm thấy rất kinh ngạc, khoa phán là gì? Là kết cấu chương pháp kinh văn của một bộ kinh. Hoàn mĩ như thế, mới thấy được người Trung Quốc gọi là văn chướng thứ nhất, làm đến trình độ nào? Bạn không thể thêm được một chữ, thêm một chữ là thừa, có thể bị cắt bỏ; Không thể bớt một chữ, bớt một chữ nó bị đứt gãy, không liền mạch. Làm được kết cấu chương pháp như thế, văn chương đệ nhất đẳng! Trong kết cấu chương pháp, bạn sẽ thấy được nguồn mạch tư tưởng, rất mạch lạc. Đối với kinh điển chúng ta không thể không khâm phục.

Những quân tử Thánh hiền thời cổ đại, đối với văn chương của họ. Dùng cách đó mới thực sự thấy được tài văn chương của họ, tài ở đâu, ta có thể nói ra được. Ngày nay một số người viết văn không hay, không hay ở chỗ nào, ta cũng có thể nói ra được. Ta có cách nhìn về khoa phán, có thể phát hiện ra.

Vậy khoa phán có tác dụng như thế nào? Khoa phán là để giải thích kinh, chỉ cần khoa phán là hiểu được, không cần chú giải nữa, tại sao? Khoa phán là chú giải, chú giải sống, chú giải văn tự là chú giải chết, khoa phán là sống. Nghĩa là ta hiểu đoạn này, ý của câu này, hãy cố gắng phát huy. Chỉ cần không xa rời dụng ý của nó, chắc chắn sẽ không hiểu nhầm, đó là chú sống, bởi thế ai biết giảng kinh? Người xem chú giải không biết giảng kinh, biết giảng kinh là người đọc được khoa phán. Vậy nên bắt đầu học kinh giáo từ đâu? Bắt đầu từ khoa phán.

Khi học cùng Thầy Lí ở Đài Trung, những thứ thầy dạy tôi chính là phương pháp này, những đồng học có thể hiểu được, người có thể lãnh hội không nhiều. Suốt đời thầy dạy học không bản thảo, nghĩa là khoa phán, biểu giải, đại cương, họ sử dụng những thứ đó. Khi còn trẻ, cũng theo đuổi công việc này. Bởi thế bất cứ nơi nào mời tôi diễn giảng, trước hết là viết đại cương, đại cương đặt trên bàn rất mạch lạc, không cần viến bản thảo, viết bản giảng nháp là thứ đã chết. Nhưng viết bản giảng nháp, ai khi đọc cũng có thể hiểu, dùng sườn bài bằng phương thức khoa phán, không phải người trong cuộc đọc không hiểu.

Bởi thế thực sự pháp khó tin của cả thế gian, tin những thứ khó tin nên gọi là thiện căn. Có thể thực hiện những việc khó gọi là phước đức, “Không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên có thể sinh sáng nước đó”. Nói cách khác, vãng sinh thế giới Cực Lạc phương tây, điều kiện cần có là tin những thứ khó tin, làm những việc khó làm.

/ 600