/ 600
512

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 547

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 18.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 708, hàng thứ năm, bắt đầu xem từ câu thứ hai.

“Ánh sáng chánh báo vô lượng, nên nói, soi tỏ rạng ngời”. “Y báo rộng lớn bằng phẳng, thanh tịnh an ổn, nên nói: thanh tịnh bình chánh”. “Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh cung kính, nên nói Thánh chúng cùng ở”. Mấy câu này là tổng kết y chánh trang nghiêm, chánh báo là Phật, Phật A Di Đà.

“Ánh sáng vô lượng, tất cả trí tuệ, đức tướng đều xuất hiện từ trong ánh sáng, bởi thế soi tỏ sáng ngời”. Y báo là thế giới Cực Lạc, rộng rãi bằng phẳng, phần sau còn thêm thanh tịnh an ổn, đây chính là nơi ở. Chúng ta cũng có thể nói, đến thế giới Cực Lạc là môi trường học tập của chúng ta, môi trường sống, môi trường học tập.

Nơi đó rất bằng phẳng, rộng rãi, không có núi cao, không có hang sâu, không có những thứ đó, đấy là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Nơi đó thanh tịnh, nghĩa là không có ô nhiễm, nó là cõi pháp tánh, không khác thập pháp giới. Thập pháp giới là do duy thức biến hiện ra, trong thức có ô nhiễm.

Tám thức, thức thứ bảy là ô nhiễm, nguồn gốc của ô nhiễm. Điều đầu tiên trong thức thứ bảy là ngã kiến, ngã kiến, ngã ái, ngã si, ngã mạn. Ái là tham, mạn là sân, bởi thế thức thứ bảy là tôi với tôi khởi lên cùng lúc. Tham sân si, đó là ô nhiễm, nguồn gốc của ô nhiễm, không thể chuyển thức thứ bảy thì không thể có tâm thanh tịnh. Khi chuyển được thức thứ bảy, sáu, bảy liền chuyển theo. Thứ thứ sáu là phân biệt, thức này chuyển được, liền minh tâm kiến tánh, Bồ Tát Sơ trú trong Kinh Hoa Nghiêm

Đại sư Thiên Thai nói họ là phân chứng tức Phật, họ là chân Phật, không phải giả. Họ dùng chân tâm, chuyển bát thức thành tứ trí, nhân địa thứ sáu và bảy chuyển, thì quả thượng của năm và tám chuyển. Bởi thế năm, tám không cần hỏi nữa, chỉ chuyển sáu và bảy, thì năm thức trước, và thứ tam liền chuyển theo. Có thể chuyển hai thức này, thức thứ bảy đã chuyển, tâm thanh tịnh có mặt. Thức thứ sáu chuyển, tâm bình đẳng có mặt, sau đó là đại giác, đại triệt đại ngộ, mấu chốt ở đây. Quý vị tu hành là tu những gì? Nghĩa là tu điều này.

Đại sư Chương Gia dạy chúng ta: Buông bỏ ngã chấp, buông bỏ pháp chấp, buông bỏ hai thứ chấp trước đó, vấn đề sẽ được giải quyết.

Chúng ta thấy, Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện cho chúng ta thấy, rời xa gia đình năm mười chín tuổi, bỏ luôn ngôi vua, ra đi tìm đạo, sống cuộc đời của người tu hành. Ấn Độ tu đạo hình như tất cả những người tu hành chân chánh của tôn giáo đều đi khất thực, bởi thế Phật cũng phải giống như họ. Không đi khất thực, không tu khổ hạnh, người Ấn Độ sẽ coi thường, đã trở thành thói quen của họ. Thế Tôn tùy thuận phong tục tập quán lúc bấy giờ, nhưng so với việc tu hành của tôn giáo khác, vẫn tinh tấn hơn, mọi người nể phục!

Mười hai năm cầu học, thông thường chúng ta vẫn thường gọi là phần tử tri thức, hiếu học, học nhiều nghe rộng. Trí tuệ ngài rất tốt, chúng ta ngày nay nói: Thứ nhất là trí nhớ rất hoàn hảo, thứ hai là sức lí giải cực kì tốt. Trí nhớ tốt là do công phu thiền định và tâm địa thanh tịnh, còn như tâm địa tạp loạn sẽ không có trí nhớ. Tâm địa càng thanh tịnh, sức nhớ càng rõ ràng, không có tạp niệm. Quan trọng nhất là không có tư tâm, không có tư dục, đó là điều quan trọng nhất. Có tư tâm, có tư dục, rắc rối rất lớn. Một số người không thể thành công, chướng ngại lớn nhất là những điều này, nhưng bản thân họ không hiểu được.

Phật học đến năm hai, ba mươi tuổi, buông bỏ tất cả những thứ đã học được, cho ta thấy điều gì? Buông bỏ sở tri chướng. Sở học, ngày nay chúng ta nói, toàn là thường thức, toàn là tri thức.

Tôn giáo Ấn Độ có trí tuệ chăng? Có, nhưng không rốt ráo, tại sao vậy? Vì chưa kiến tánh, ngay Bà la môn giáo, đều là thuộc cảnh giới Tứ Thiền Thiên, Tứ Không Thiên, vẫn chưa ra khỏi luân hồi lục đạo. A La Hán đã vượt ra khỏi lục đạo luân hồi, tại sao không thể? Chưa đoạn hết phiền não kiến tư, nếu đã đoạn được phiền não kiến tư, sẽ vượt được luân hồi lục đạo, đến pháp giới tứ thánh. Tôn giáo thông thường chỉ đạt đến Tứ Thiền Thiên, đó là công phu tương đối, đến Tứ Không Thiên được xem là điểm cuối.

/ 600