/ 600
686

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 546

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 18.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong


Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 705, bắt đầu xem từ hàng thứ bảy.

“Dưới đây lấy mặt trời thí dụ, mặt trời lên hết bóng tối”, phần tiếp là kinh văn, “Như ánh mặt trời, soi sáng thế gian”, đoạn văn này lấy mặt trời làm thí dụ, khi ánh mặt trời lên, bóng tối sẽ lui dần.

“Bất kể những nơi tối tăm hay hang cùng”. Hang cùng ở đây chỉ hang núi sâu, nơi mặt trời không thể chiếu đến, bởi thế gọi là nơi tối tăm. “Thậm chí nê lê”, nê lê là địa ngục. Dưới ánh sáng của Phật, y chánh trang nghiêm của lục đạo, tất cả đều phơi bày ra, dùng ngôn ngữ ngày nay để nói, tầng không gian không còn nữa. Không gian, thời gian, đều không phải thật, tất cả đều do chấp trước, phân biệt của chúng ta, nên có mặt. Xa rời phân biệt chấp trước, tầng không gian sẽ không tồn tại, đó là hiện tượng gì?

Kinh thường nói “ngay tại giây phút này”, quá khứ cũng giây phút này, vị lai cũng giây phút này, quý vị thấy rõ tất cả. Chỗ này chính giây phút này, thế giới Cực lạc cũng thời điểm này, Hoa tạng cũng giây phút này, không nơi nào không phải giây phút này, lí do tất cả những điều đó là gì? Phần trước chúng ta đã học, tuy đã học, nhưng vẫn chưa quen lắm, vẫn chưa áp dụng vào đời sống. Điều này quý vị có thể chứng minh, tập khí chúng ta sâu nặng cỡ nào, vọng niệm chúng ta nặng nề cỡ nào.

Bồ tát thấy rõ, không những Bồ tát, A La Hán cũng được thọ dụng, họ vượt thoát lục đạo rồi, đúng như cách nói sống trong giây phút này, đó mới là chân tướng sự thực. Giây phút này chính là khởi tâm động niệm, nhất niệm một pháp giới, pháp giới ở đây là pháp giới viên mãn. Thập pháp giới trong quá khứ, hiện tại, vị lai, không phải thập pháp giới của một cõi Phật, là nhất pháp giới của tất cả cõi nước chư Phật trong cõi hư không khắp pháp giới. Đúng vậy không chút sai lầm.

Nhất pháp giới gọi là nhất chân pháp giới, nhất pháp giới còn gọi là thật báo trang nghiêm độ, đây là sự thật, không một chút giả dối, sống trong giây phút đó là một niệm. Một niệm đó là những gì Bồ tát Di lặc đã nói, một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm nghìn niệm, nhất niệm này không sinh không diệt, nhất niệm này bất khả đắc. Nhất niệm này là những gì Phật đã nói trong Kinh Bát Nhã: Vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc.

Chúng ta mê lầm, mê nên không thấy nhất niệm này. Không nhìn thấy nhất niệm này, có nghĩa là không nhìn thấy thật báo trang nghiêm độ, thế nào là thật báo trang nghiêm độ? Người nhìn thấy nhất niệm, sẽ thấy được thật báo độ, sẽ nhập vào thật báo độ, đấy là Bồ Tát pháp thân. Chúng ta quên mất nhất niệm này, căn bản là không biết nhất niệm đó vẫn tồn tại, chúng ta chỉ nhìn thấy gì? Tướng liên tục của nhất niệm, việc tích luỹ của tướng liên tục sẽ tạo thành một hình ảnh, giống như hình ảnh trong film, tích luỹ sẽ tạo thành hình ảnh trên màn hình, chúng ta nhìn thấy. Nhất niệm trên màn hình đó, chúng ta không nhìn thấy.

Trên thực tế, nhất niệm trên màn hình, là hai mươi tư phần trên một giây, một giây đó, hai mươi bốn hình ảnh chồng lên nhau. Phật cho chúng ta biết tốc độ này, một nghìn sáu trăm triệu trên một giây, một nghìn sáu trăm triệu, làm sao chúng ta biết được. Quý vị sẽ hiểu được, những cảnh giới chúng ta nhìn thấy, là ảo ảnh được sinh trong việc tích luỹ ý niệm. Tướng này là tướng động, không phải đứng yên, quý vị thấy một giây, một nghìn sáu trăm triệu lần sinh diệt.

Ngày nay chúng ta gọi là chuyển động, chuyển động theo tần suất, đấy là nhất chân pháp giới. Khi đã mê rồi, nhất chân pháp giới này, thay đổi theo ý niệm của chúng ta, tất cả pháp đều từ tâm tưởng sinh. Chúng ta biến nó thành pháp giới Tứ thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, đây là những vị đã giác ngộ, nhưng chưa đại triệt đại ngộ, họ chưa kiến tánh. Kiến tánh là đã thấy một nghìn sáu trăm triệu trên một giây, họ thấy được thứ đó, đó gọi là kiến tánh.

Thấy được nhất niệm bất giác đầu tiên mà có vô minh, họ thấy được thứ đó, thấy được mới có thể phá tan vô minh, nghĩa là gì? Buông bỏ, đấy gọi là kiến tánh thành Phật, chúng ta gọi là Bồ tát pháp thân. Kinh Hoa Nghiêm gọi là sơ trú viên giáo, vừa mới nhìn thấy. Tiến lên Nhị trú, Tam trú, đến Thập trú, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, không ngừng nâng cao lên.

Kiến tánh là mục đích cuối cùng của việc tu học Đại thừa, là quay về tự tánh, quay về đại tự nhiên, tự tánh là đại tự nhiên, quay về thường tịch quang. Bởi thế cõi hư không khắp pháp giới, tất cả đều thấy được. “Tất cả đều hiển lộ rõ ràng”, nên nói: “Tất cả lộ rõ”. Vả lại tất cả các vật “đều cùng một màu”. “Một màu, theo Quán Kinh nói, đều là màu vàng”. Một màu là màu vàng. Trong này, chúng ta phải hiểu được ý chính của nó.

Xét về tướng, không nhất định là màu vàng, mỗi màu sắc đều có, màu sắc không giống nhau đều được gọi là màu vàng, ý chữ vàng là gì? Bất biến. Trong thế giới chúng ta đây, vàng, bạc, đồng, sắt được gọi kim loại, kim loại rất dễ bị ô xy hoá, chỉ có vàng không bị ô xy hoá, bởi thế mọi người coi nó là vật quí, rất quí trọng, nó không đổi. Vàng tượng trưng là vĩnh hằng bất biến, vĩnh hằng bất biến nên gọi màu vàng y, ý nghĩa tượng trưng quý vị có thể hiểu.

Người thế gian chúng ta tạo tượng, tạo tượng Phật, tạo tượng Bồ tát, đều bọc vàng bên ngoài. Nếu toàn thân ai đó đều giống màu vàng, quý vị nghĩ dễ coi chăng? Cả thế giới, tất cả đều là màu vàng thì rất tẻ nhạt. Ao sen trong hồ thất bảo ở thế giới Cực lạc, quý vị thấy trong kinh nói có bốn màu, trên thực tế Quán Kinh nói cho chúng ta biết, màu sắc vô kể, tất cả các loại màu sắc đều có, đó gọi là đẹp không kể xiết. Tất cả màu sắc đều có, tất cả màu sắc đều không thay đổi, đấy gọi là màu vàng. Bởi thế chư vị nhất định phải hiểu ý nghĩa tượng trưng của màu vàng, vĩnh hằng bất biến được gọi là vàng.

Như quán thứ bảy trong Quán Kinh nói: “Phật Vô Lượng Thọ đứng giữa không trung. Quan Thế Âm, Đại Thế Chí là hai Bồ tát, đứng hầu hai bên. Ánh sáng rực rỡ, không thể nhìn hết. Trăm nghìn màu sắc diêm phù đàn, không thể sánh được”, đây nói về chánh báo của Phật. Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, ngoài những vị này, có những Bồ tát đứng xung quanh Phật, chúng Thanh Văn, số lượng rất nhiều. Không nói chúng ta cũng có thể hiểu được, ánh sáng của những vị này, ánh sáng nơi Phật, ánh sáng nơi Bồ tát, ánh sáng nơi đại chúng Thanh Văn, tất cả đều có ánh sáng nơi thân. “Ánh sáng rực rỡ, không thể thấy hết”, phần dưới là thí dụ, “trăm nghìn vàng Diêm phù đàn”, là loại tốt nhất trong các loại vàng, nghĩa là màu sắc đẹp nhất, cũng không sánh được.

Quán thứ tám lại nói: “Tượng Phật Bồ Tát đều phát ra ánh sáng, ánh sáng đó đều là màu vàng”. Phật phóng quang, Bồ tát phóng quang, màu sắc ánh sáng rất đa dạng, tại sao vậy? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của con người không giống nhau, có bao nhiêu loại thì có bấy nhiêu ánh sáng, có bấy nhiêu màu sắc. Chỉ có ánh sáng Phật, ánh sáng Bồ tát pháp thân, ánh sáng thanh tịnh, đều phát ra màu vàng.

Quán thứ mười lăm lại nói: “Thấy Phật A Di Đà và các quyến thuộc, phóng ánh sáng vàng. Lại như Thất Phật Thần Chú Kinh Nhất, trong đó tất cả vạn vật đều chiếu màu vàng. Lại như Pháp Hoa, khi phóng ánh sáng tốt lành, chiếu đến tám nghìn nước ở phương Đông”. Nước ở đây là nước Phật, “một vạn tám nghìn nước Phật ở phương Đông đều như màu vàng. Nói thẳng ra, tất cả đều một màu, ý là vạn pháp nhất như”.

Vàng nói lên điều gì? Vàng tượng trưng cho tự tánh, vàng tượng trưng cho tánh đức, vĩnh hằng bất biến. Tất cả pháp không rời tự tánh, tất cả pháp không trái tánh đức, tại sao ngày nay những thứ chúng ta thấy, nghe được, tiếp xúc được, hoàn toàn trái với tánh đức, đấy là gì? Mê lầm, quên mất tự tánh, vì thế tánh đức trở thành những gì? Tánh đức biến thành phiền não. Tánh đức chính là phiền não, khi giác ngộ nó là trí tuệ, khi mê lầm nó tên phiền não.

Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh, sự biến đổi tánh đức cũng do tâm tưởng. Khi tâm không nghĩ, buông bỏ tất cả phân biệt chấp trước, khởi tâm động niệm, tánh đức liền có mặt, tánh đức trở về nguyên trạng, tất cả chân thiện mĩ đầy đủ tròn đầy, vĩnh hằng bất biến. Biến là giả, bất biến là thật. Biến, trong tất cánh không sinh ra tướng khác. Khi hoa mắt thấy hiện tượng trong không trung, khi mắt có bệnh, thấy không trung có ảo ảnh, mắt bình thường không thấy được. Mắt của chúng sinh trong thập pháp giới có bệnh, bệnh ở pháp giới Tứ thánh nhẹ hơn, bệnh trong lục đạo nặng hơn. Quý vị thấy luân hồi lục đạo, lục đạo luân hồi là ảo ảnh, không trung xuất hiện ảnh này, đấy gọi là tất cả pháp từ tâm tưởng sinh.

Ý niệm của quý vị không thanh tịnh, những tướng quý vị thấy đều xấu xa, là nhiễm ô, không thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh, những tướng thấy đều thanh tịnh. Pháp giới Tứ thánh thấy tướng thanh tịnh, phàm phu lục đạo thấy tướng ô nhiễm, kì thực thanh tịnh ô nhiễm đều không có, đấy là thật. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, chúng ta không thể không biết.

Bởi thế học Phật, từ sơ phát tâm đến Như lai địa, tu những gì? Chỉ có buông bỏ! Buông bỏ, buông bỏ, lại buông bỏ, không nên chấp trước, không nên phân biệt, không nên theo vọng tưởng, ta sẽ thành Phật, ta sẽ quay về tự tánh, sẽ viên mãn công đức. Chư Phật Như Lai trong mười phương đã buông bỏ, những Bồ Tát pháp thân bây giờ đang buông bỏ, đấy là tấm gương cho chúng ta, là điển hình cho chúng ta, người học Phật nên học theo các ngài.

Cõi hư không khắp pháp giới, tất cả sự vật là do tự tánh biến hiện, nói cách khác, là từ tâm chúng ta biến hiện ra. Trong tâm của ta biến hiện ra, nếu ta thích cái này, ghét bỏ thứ kia, đấy gọi là mâu thuẫn trong tự tánh. Trong kinh Phật nói rất hay: “Ngoài tâm không pháp”, không pháp, ngoài pháp không có tâm, tâm với pháp là một, không hai. Bởi thế tâm cảnh người Đại thừa, bản thân với cõi hư không khắp pháp giới, thực sự là nhất thể! Tôi thích cái này, ghét cái kia, tức là gì? Tôi thích quả tim, tôi ghét lá phổi, ý là như thế. Tôi thích lá gan, tôi ghét quả thận, không phải với ý đó sao!

Lục phủ ngũ tạng đều là của ta, không thể thiếu một bộ phận nào, ta nói ghét thứ nào, không cần thứ đó nữa, không cần, tất cả đều không có, con người đó không còn sống nữa. Chúng ta sống trong thế gian, năm giác quan bên ngoài, bên trong lục phủ ngũ tạng, không thể thiếu thứ nào, bộ phận nào cũng đáng quí, nhưng người thế gian không hiểu, đấy chính là mê hoặc điên đảo, không biết sẽ thế nào? Thiên tai xảy ra, thiên tai từ đâu mà có? Bản thân mình tạo, nghĩa là từ hỉ nộ ai lạc ái ố tạo nên. Thích cái này, ghét cái kia, những thứ đó tạo nên, tạo nên những cơn đau cho bản thân mình, tạo nên thiên tai trên quả đất, tạo nên thảm họa cho vũ trụ, đấy gọi là ngu si.

Bởi thế làm sao để giúp đỡ xã hội trở lại trạng thái bình thường? Trạng thái bình thường là gì? Như lời tổ tiên nói, nhân nghĩa lễ trí tín, đó là trạng thái bình thường, ai ai cũng coi trọng nhân nghĩa lễ trí tín. Trạng thái bình thường trong Phật pháp là thập thiện nghiệp đạo, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ việc làm của mỗi người đều là thập thiện nghiệp đạo, đây là xã hội Phật hoá. Thập thiện nghiệp đạo, một số người không coi trọng, đó là ngu si, đó là sai lầm!

Chúng ta thấy rất nhiều tượng Phật, trong tượng Phật, trên đầu Phật có một vòng tròn hào quang, trên vòng tròn đó có ba chữ, thường được viết bằng chữ phạn, là “án a hồng”, ý nghĩa ba chữ này là gì? Nghĩa là thập thiện nghiệp đạo, thập thiện nghiệp đạo được thực hành một cách viên mãn, không thiếu một điều nào, đấy chính là Diệu Giác Như Lai. Thập thiện nghiệp đạo, Bồ Tát Đại thừa triển khai nó thành tám vạn bốn nghìn tế hạnh, quy nạp lại, là Thập thiện nghiệp đạo. A La Hán Tiểu thừa, triển khai Thập thiện nghiệp đạo, gọi là ba nghìn oai nghi, làm sao có thể coi thường nó? Khi triển khai Ngũ giới, Thập thiện nghiệp đạo, trở thành Phật pháp cứu cánh viên mãn, tất cả pháp đều nằm trong đó.

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Phật nói rất rõ ràng, nói rất chi tiết, chúng ta đọc cũng không biết đọc thế nào, đọc rồi không có cảm giác gì, cứ trơ ra. Phật dạy rất rõ ràng, pháp người trời, Bồ đề Thanh Văn, Bồ đề Duyên Giác, cho đến Bồ đề vô thượng, đều lấy đó làm cơ sở, lấy đó làm nền tảng, đó chính là Thập thiện. Vì thế Thập thiện nghiệp không có, không thể làm người trời, mà đang luân hồi trong lục đạo, hai cõi người trời quý vị không có mặt, tại sao? Quý vị không có Thập thiện nghiệp. Trung phẩm Thập thiện, làm người; thượng phẩm Thập thiện, làm trời. Bỏ mất Thập thiện nghiệp, là ba ác đạo, không coi trọng nó, còn coi trọng thứ gì.

Thập thiện nghiệp đạo có thể giúp chúng ta xây dựng pháp trời, người, có thể giúp ta xây dựng Bồ đề Thanh Văn, có thể giúp ta xây dựng Bồ đề Duyên Giác, có thể giúp ta xây dựng Bồ tát, Bồ đề vô thượng Phật, tất cả đều dựa trên nền tảng đó, tất cả đều được xây dựng trên mảnh đất đó.

Ngũ giới được thiết lập trên Thập thiện, giới Tỳ kheo, giới Bồ Tát xây dựng trên nền tảng Thập thiện, không thể không có Thập thiện. Phật ví Thập thiện như quả đất, quý vị có vật liệu tốt cỡ nào, cũng phải nhờ nền đất để xây dựng, không có nền đất, không xây được công trình nào. Ý nghĩa của nó rất rõ ràng, ý nghĩa của nó rất quan trọng, làm sao chúng ta có thể coi nhẹ nó?

Thập thiện nghiệp đạo là ánh sáng vàng, nó vĩnh hằng bất biến, ánh sáng càng chiếu càng xa, đến quả vị Diệu Giác là ánh sáng vô lượng, tượng trưng cho vạn pháp nhất như.

“Trong ánh sáng Diệu trí của Phật, sẽ hiện bản thể thanh tịnh, mất hết những sai biệt”, tướng sai biệt không còn nữa, “chỉ lộ chân tướng”, tại sao? Tướng sai biệt là giả tướng. Tướng sai biệt là xét về tướng, nhất sắc tướng xét về tánh, tánh chỉ là một. Năng sinh năng hiện là tự tánh, sở sinh sở hiện là vạn pháp. Tướng vạn pháp không giống nhau, tánh giống nhau. Tác dụng của vạn pháp không giống nhau, thể giống nhau. Đây là chỉ lộ tướng chân, “vì thế đều cùng một màu”.

Phần dưới lại: “Lấy kiếp thuỷ làm ví dụ”. Thuỷ là nước biển, kiếp thuỷ, một trong những đại tam tai, đại tam tai, lúc đó nước lớn dâng đến cõi trời Nhị thiền. Quý vị biết lúc đó Dục giới không còn nữa, trời Sơ thiền ở trên Dục giới, phía trên cõi trời Hoá lạc, Tha hoá tự tại. Trời Hoá lạc là tầng trời thứ năm, Trời Tha hoá tự tại là tầng trời thứ sáu, lên cao nữa là Sơ thiền, nước nhấn chìm cõi Nhị thiền, nhấn chìm cả sáu tầng trời Dục giới, đó gọi là kiếp thuỷ.

“Chỉ đại thuỷ tai trong hoại kiếp, vòng nước nhảy lên trên quả đất. Mưa lớn như bánh xe, từ trời Nhị thiền trở xuống, tất cả đều bị nước nhấn chìm”, cả trời Sơ thiền, Nhị thiền đều bị nhấn chìm. Thế giới chúng ta rất có khả năng, tương lai nước trên địa cầu sẽ nhấn chìm cả quả đất, quả đất chỉ còn lại vài đảo nhỏ, thần tiên cư trú trên những đảo đó, không phải người phàm.

“Hoảng dưỡng, chỉ nạn đại thuỷ không có bờ bến”, không có biên giới, “không bờ không bến”.“Hạo hãn”, cảnh tượng nước mênh mông. “Câu kinh văn này, có thể tìm trong văn tuyển Tây Chinh Phú của Phan Nhạc”, trong đó có những câu này. “Lại có Côn Minh, trong những ao hồ, những ao hồ đó nước lênh láng, lênh láng tràn trề, đầy như Hà hán”. Hà hán là sông lớn, hình dung nước lớn. Trên Trường Giang, chúng ta đứng ở hai bên bờ Nam Bắc có thể thấy được, Đông Tây không thấy được hai bờ.

Chúng ta thấy rằng, không kể con người đứng ở đâu, ta có thể thấy được bờ bên này, kinh vĩ độ trên quả địa cầu, quý vị chỉ thấy một độ. Một độ ba mươi dặm, là bán kính, những gì quý vị thấy được là sáu mươi dặm. Trường Giang quá dài, vì thế ta chỉ thấy ba mươi dặm toàn là nước, nước tiếp giáp với trời giống như biển, nhìn về phía Tấy cũng như thế.

“Đường Dịch” nói về đoạn này: “Giống như quả đất, nước ngập lênh láng, núi sông cây cỏ, không thể thấy được, chỉ một màu nước”. Ở đây dùng nước lớn để ví với ánh sáng của Phật, dùng cây cỏ núi sông làm thí dụ.

“Tất cả ánh sáng của Thanh Văn, Bồ tát”, không sánh được với ánh sáng của Phật. “Giống như ánh sáng vì sao, khi trăng ló dạng, che khuất ánh sao”. Ánh trăng như mười bốn, mười lăm, mười sáu, khi trăng tròn, chúng ta đứng trong không gian, không thể thấy được những vì sao nhỏ, bị ánh trăng che khuất. Khi thấy rõ nhất ánh sao, khoảng mùng một, ba mươi, mùng hai, ba ngày đó, tại sao? Không có ánh trăng, bởi thế, ánh sáng của vì sao nhỏ nhất cũng được nhìn thấy. Mắt một số người tinh hơn, có thể thấy được sao thứ sáu, nếu chúng ta dùng kính viễn vọng, kính viễn vọng thông thường, có thể thấy được sao thứ mười mấy.

Ban ngày không những không thấy được sao, mà ánh trăng cũng không thấy, mặt trời quá chói chang, che khuất tất cả những ánh sáng khác. “Nên nói: Tất cả đều ẩn mất, chỉ thấy Phật quang, sáng tỏ chói loà”. Tất cả những thí dụ này đều chỉ ánh sáng rực rỡ của Phật, ở đây gọi là minh diệu. “Minh” là sáng chói, “diệu” là chiếu soi, “hiển” là rõ ràng, “hách” là hiển lộ. Tất cả để chỉ cho ánh lửa sáng ngời, có nghĩa màu đỏ rực rỡ. Ánh sáng này là ánh lửa, ánh lửa có màu hồng. Mặt trời là một hòn lửa, chỗ nào cũng lửa, lửa lớn, địa cầu là nước, cả quả đất đều là nước, đúng là đối nghịch với mặt trời, một bên là cầu lửa, một bên là cầu nước.

Chúng ta xem tiếp kinh văn, đoạn này nói, đã thấy y chánh trang nghiêm của thế giới Cực lạc. “Bốn chúng hội này”, hội này là hội Vô Lượng Thọ. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Vô Lượng Thọ Kinh, có rất nhiều người đến nghe, tham gia pháp hội này, đệ tử bốn chúng: “Thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn...”. Thiên long bát bộ và nhân và phi nhân, mắt trần chúng ta không thấy họ đang tham dự.

Đạo tràng nhỏ của chúng ta đang giảng kinh đây, tuy thính chúng không nhiều, chúng ta nếu hỏi, có thiên long bát bộ chăng? Có nhơn và phi nhơn chăng? Có, chắc chắn là có. Ở đây chúng ta học tập kinh điển, nghe y chánh trang nghiêm của thế giới Cực lạc, những thiên long bát bộ, nhơn cùng phi nhơn cũng đang nghe.

Những người đi trước đã nhận được nền giáo dục tốt đẹp, có đức hạnh, tâm địa nhân đức, có trí tuệ. Bởi thế nghe kinh pháp có thể khế nhập, có thể khai ngộ, cao hơn thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn. Ngày nay chúng ta bị che khuất tánh đức, pháp hội trước mặt, thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn, rất nhiều người vượt xa chúng ta. Họ giác ngộ khi nghe kinh, họ có thể vãng sinh khi niệm Phật, chúng ta không theo kịp họ, nguyên nhân do đâu? Họ có phước báo là ngũ thông, họ biết thế gian khổ, chúng ta mê lầm nhiều kiếp, không biết nỗi khổ thế gian. Bởi thế cổ nhân có câu: “nhận khổ làm vui”, vui vẫn hoàn khổ, câu nói này cho thấy rất thích hợp khi hình dung xã hội hiện tại.

Ngày nay độ nhân và phi nhân rất dễ, độ người mới khó. Chướng ngại lớn nhất là tính hoài nghi của họ, đấy là gì? Tinh thần khoa học, đứng đầu tinh thần khoa học là hoài nghi, hoài nghi mới nghiên cứu, mới biết tìm tòi, mới phát hiện ra. Phật pháp có như thế chăng? Phật pháp cũng như thế, nhưng hoài nghi trong Phật pháp, nó có niềm tin. Bởi thế nghi trong Phật pháp gọi là nghi tình, nghi nhỏ ngộ nhỏ, nghi lớn ngộ lớn, không nghi không thể khai ngộ, chỉ chú trọng có thế.

Nhưng Phật pháp tin Thánh nhân, tin Hiền nhân, tin Phật, tin Bồ tát, họ có tin. Trong khoa học không có, không tin có Thánh hiền, không tin những gì thuộc người đi trước, họ mới có thể vượt qua họ, mới lật đổ được họ. Không một nhà khoa học nào dám nói, những gì tôi đưa ra là chân lí, không chắc vài ba mươi năm sau, người ta sẽ lật đổ họ.

Nhưng những gì Thánh hiền, chư Phật Bồ tát đã phát hiện ra, quý vị không cách nào có thể lật đổ, đó mới gọi là chân lí, đó là gì? Đó là tự tánh con người, là bản thể vạn pháp vũ trụ, năng sinh vạn pháp, năng hiện vạn pháp. A lại da có thể biến vạn pháp, đó là những gì cổ nhân phát hiện ra. Ngày nay nhà khoa học cũng dần dần phát hiện, nhưng không cách gì vượt qua họ, có thể giống họ, quý vị cũng là Thánh hiền, cũng là Phật, Bồ tát. Nhưng quý vị không thể cao hơn, không cao hơn được, chỉ đến chỗ pháp giới bình đẳng, tại sao không thể vượt qua? Đạt đỉnh rồi, quý vị làm sao vượt được không khởi tâm, không động niệm?

Họ không khởi tâm, không động niệm, tôi cũng không khởi tâm, không động niệm, ngang với họ, không, không cách nào có thể vượt qua họ. Không khởi tâm, không động niệm là hết, họ không thể lên thêm được, họ phải lùi xuống dưới. Khởi tâm, động niệm Phật pháp giới trong thập pháp giới, thêm khởi tâm, động niệm là phân biệt, chấp trước, đúng, đó là pháp giới Thanh Văn, đến thiên pháp giới, họ đang đọa lạc! Đạt đến cảnh giới cao nhất, là ngang với Phật, tại sao? Đều không khởi tâm, không động niệm, bình đẳng. Đạt đến bình đẳng vẫn còn tập khí, vẫn chưa bình đẳng rốt ráo, khi đoạn hết tập khí, thực sự bình đẳng.

Kinh Hoa Nghiêm gọi là Diệu Giác Như Lai, đây là quả vị cao nhất, không thể cao hơn, đến cảnh giới này là thực sự bình đẳng, bình đẳng rốt ráo. Đẳng giác vẫn chưa thực sự bình đẳng, Diệu Giác mới bình đẳng.

Bốn chúng trong pháp hội, gồm cả ngày nay chúng ta nói linh giới, thiên long bát bộ, nhơn và phi nhân, đều thấy được mọi thứ trang nghiêm của thế giới Cực lạc.

Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão: “Bốn chúng trong hội”, “Một vạn hai nghìn vị đại tỳ kheo”. Lần diễn giảng này của Phật Thích Ca Mâu Ni, rất nhiều thính chúng, chúng xuất gia có một vạn hai nghìn vị. “Năm trăm vị Tỳ kheo ni”, bảy nghìn vị cư sĩ, năm trăm nữ cư sĩ, đấy là người. “Lại có Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, mười sáu chánh sĩ, vô lượng vô biên Bồ Tát kiếp Hiền”.

Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, mười sáu vị chánh sĩ đã học trong phẩm thứ hai. Mười sáu vị này, đều chứng quả vị Đẳng giác, cũng có thể nói, họ với Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc cùng một giai tầng, đều là Bồ tát Diệu Giác, Đại sĩ pháp thân. Còn có “Chư thiên phạm chúng, cho đến long thiên bát bộ, nhơn và phi nhân, đều là hội chúng”.

Từ đây có thể biết, trong đạo tràng Phật thuyết kinh Vô Lượng Thọ lớn biết bao nhiêu, trang nghiêm nhường nào. Những người tham dự pháp hội, đều có nhân duyên rất lớn với Phật A Di Đà, và thế giới Cực lạc. Như kinh này đã nói, trong đời quá khứ, từng cúng dường vô số chư Phật Như Lai, làm việc cúng dường, trồng các căn lành, mới được nhân duyên như thế.

Câu cuối cùng, đều là hội chúng, “đều thấy thế giới Cực lạc”, “Ý nói mỗi người trong pháp hội đều thấy được”, đều thấy được thế giới Cực lạc, đều thấy Phật A Di Đà. Chỗ ấy, bốn chúng đệ tử trên quả đất chúng ta, “hợp tất cả lại hai vạn người, đều là thân thịt, mỗi người đều thấy thế giới Cực lạc. Đây là để làm tin cho tất cả chúng sinh bây giờ và đời sau”.

Phật Thích Ca Mâu Ni, giới thiệu thế giới Cực lạc cho tất cả chúng ta, giới thiệu Phật A Di Đà, không phải giả, thế giới Cực lạc thực sự được quí vị nhìn thấy, Phật A Di Đà các bạn cũng thực sự nhìn thấy.

Phần trước tôi đã nói với chư vị, sơ tổ Tịnh tông, đại sư Tuệ Viễn, trước khi vãng sinh đã nói với mọi người, trong thời gian tu hành trong núi, đã ba lần thấy được thế giới Cực lạc. Lần này là lần thứ nhất, Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ngài vãng sinh, trước đó ngài chưa bao giờ nói với ai. Khi gần đi, chuẩn bị tạm biệt mọi người mới tuyên bố. Lần thứ tư thấy thế giới Cực lạc là vãng sinh luôn.

Những người đồng học hỏi ngài, hình dáng thế giới Cực Lạc ra sao? Đại sư nói với mọi người, hoàn toàn giống trong kinh nói, kinh ở đây là Vô Lượng Thọ Kinh. Đại sư Tuệ Viễn, người Trung Quốc đầu tiên sáng lập niệm Phật đường, niệm Phật đường Đông Lâm, có một trăm hai mươi ba người tu tập. Lúc bấy giờ kinh điển Tịnh tông nương theo, chỉ một bộ Vô Lượng Thọ Kinh. Còn Quán Vô Lượng Thọ Kinh, A Di Đà Kinh, vẫn chưa dịch sang tiếng Trung quốc. Lưu hành trên mảnh đất Trung Quốc chỉ có Vô Lượng Thọ Kinh. Những gì ngài thấy được, hoàn toàn giống như những gì Kinh Vô Lượng Thọ đã nói. Điều này đã chứng minh cho những người đương thời, những chúng sinh trong đời sau, gồm cả những người tu Tịnh độ chúng ta, làm chứng cho chúng ta.

“Với lại đây cũng là điềm tốt thù thắng hi hữu, có đủ trong năm bản dịch”. Hiện tượng này, bây giờ đang còn trong thế gian, năm bản dịch Kinh Vô Lượng Thọ đều có. Hán Dịch, Chi Lâu Ca Sấm dịch, rằng, “A Nan, chư Bồ tát, A La Hán... và vua trời, nhân dân, tất cả đều thấy Phật thanh tịnh vô lượng”. Phật thanh tịnh vô lượng là Phật A Di Đà, “và các Bồ tát, A La hán, cõi nước thất bảo”.

“Ngô Dịch, cư sĩ Chi Khiêm, cũng như thế. Nhưng lấy Phật A Di Đà, thay vô lượng thanh tịnh”. Ngô Dịch thuộc Đông Ngô, thời tam quốc, khi phiên dịch dùng A Di Đà, không dùng vô lượng thanh tịnh.

Nguỵ Dịch, bản của Khương Tăng Hội, lưu hành rộng rãi nhất thời đó: “Oai đức Phật Vô Lượng Thọ nguy nguy, như Tu Di sơn vương, vượt khỏi tất cả những thế giới khác. Tướng tốt chói sáng, không chỗ nào không chiếu đến. Tứ chúng hội đó, thấy nghe tức khắc. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, đều thấy Như Lai Vô Lượng Thọ”.

Đường Dịch, tác giả Bồ Đề Lưu Chí nói: “Trong các nước đó, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, đều thấy Như Lai Vô Lượng Thọ, như Tu di sơn vương chiếu các nước Phật. Các nước Phật đều rực rỡ như chỗ đó một tầm”.

Cuối cùng nói về Tống Dịch, kinh văn năm loại bản dịch đều được chép lại trong đây, cung cấp để chúng ta tham khảo. Tống là tác giả Pháp Hiền: “Lúc đó trong pháp hội, Bí sô, Bí sô ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Thiên long, Dược xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma Hầu La già, nhơn và phi nhơn, đều thấy tất cả mọi thứ trang nghiêm ở thế giới Cực lạc, và thấy Như Lai Vô Lượng Thọ, Thanh văn, Bồ Tát đứng quanh cung kính. Giống như Tu di sơn vương, nhô lên biển lớn”.

“Năm bản dịch cùng đưa ra, đủ chính xác từ nguồn kinh, chắc chắn không phải các bản dịch sai sót”. Niệm Lão đã lấy đoạn kinh văn này trong năm bản dịch, chép lại toàn bộ trong này để chúng ta tham khảo, chứng minh trong các bản dịch không hề sai sót, đều có trong năm bản dịch. Chính miệng Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra, đây không phải là giả, chúng ta có thể tin được.

Nhưng trong xã hội ngày nay, chúng ta gặp những khó khăn mà cổ nhân chưa gặp. Người không tin tưởng nữa, một câu nói là họ phủ định ngay, mê tín, đây là mê tín, không hợp khoa học. Ngày nay dùng khoa học làm tiêu chuẩn, không phù hợp khoa học là mê tín, không phù hợp khoa học là không áp dụng, đây là vấn đề rất nghiêm trọng.

Bởi thế có nên làm mới lại thế giới này chăng, huỷ diệt rồi làm lại? Những thiên tai liên tiếp ngày nay, những thiên tai này, chúng ta đã dần dần nhận thức được, tai nạn toàn cầu, không phải một nơi nào, lúc nào thiên tai xảy ra? Hình như nó đang bắt đầu.

Chúng ta phát hiện trong báo cáo này, quý vị thấy chi chít những tiêu đề, toàn là những tiêu đề về thiên tai xảy ra trên thế giới, tháng ba có tám mươi hai lần, tháng tư có năm mươi chín lần, tháng năm có sáu mươi bảy, đã tăng lên. Tháng sáu có một trăm năm mươi lăm lần, tháng bảy một trăm bảy mươi sáu lần. Tháng tám này, tôi thấy có thể vượt qua hai trăm, nửa đầu tháng tám, từ mùng một đến mười lăm thánh tám, đã xảy ra một trăm lẻ sáu lần, vẫn còn nửa sau tháng tám, bởi thế chắc chắn sẽ hơn hai trăm lần. Tăng theo mỗi tháng, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, nó mang tính toàn cầu, mang tính phổ biến.

Vì thế trên thế giới ngày nay, nếu quý vị hỏi chỗ nào an toàn nhất? Tôi sẽ cho quý vị biết, tôi không lừa quý vị, niệm Phật A Di Đà là an toàn nhất. Nếu không niệm Phật A Di Đà, đi khắp cả quả đất, không nơi nào có thể an toàn, mà thiên tai lại thường xảy ra đột ngột, không có biểu hiện trước, xảy ra đột ngột.

Thánh Hiền, Phật Bồ Tát, linh giới đã cho chúng ta tin tức, cho chúng ta biết đây không phải một chuyện xấu. Trong quá trình tu hành, đây là nghịch tăng thượng duyên, giúp chúng ta nâng cao linh tánh. Mọi người biết thiên tai là cộng nghiệp và biệt nghiệp của chúng sinh mang đến. Nếu chúng ta và chúng sinh có cộng nghiệp này, muốn khỏi thiên tai, chúng ta niệm Phật, khi chúng ta đi, Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chúng ta, quá tốt, chúng ta đến thế giới Cực lạc phương Tây, để làm Phật. Đây là điều chúng ta cầu nguyện mỗi ngày, sẽ đạt được mục đích. Nếu chúng ta với họ không cộng nghiệp, sau khi tai nạn đi qua, vẫn còn ở lại thế gian này, ở lại thế gian này, vẫn còn nhiệm vụ ở lại. Đó là sau tai nạn, tiếp tục công việc xây dựng lại trật tự thế giới này, quý vị phải gánh vác.

Phải dùng tinh thần Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, giúp thế giới này, đưa luân lí, đạo đức, nhân quả của giáo dục Thánh hiền khôi phục trở lại như cũ, bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu làm từ bây giờ, học tập kinh điển, nghe thật hiểu, thực sự hiểu được, thọ trì đọc tụng, y giáo phụng hành, diễn thuyết cho người.

Diễn là biểu diễn, biểu diễn Thập thiện nghiệp đạo; biểu diễn Tứ nhiếp, Lục độ; biểu diễn Phổ Hiền thập đại nguyện vương, biểu diễn bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà. Khi đại nạn hết quý vị vẫn chưa đi, đây là sự nghiệp của quý vị, là công việc của quý vị, vì chuyện này nên mới ở lại thế gian. Bởi thế đều là chuyện tốt, không phải chuyện xấu, chuyện xấu đối với ai? Những người không học tập, họ không biết phụng hành, khi tai nạn đến kinh hoảng, sợ sệt, chúng ta thường gọi là chết khiếp, những người bị tai nạn đe doạ, đều là đến tam ác đạo, tại sao? Bản thân họ không làm chủ được, bản thân làm chủ được sẽ không đọa tam ác đạo, đó là chuyện tốt. Người không thể làm chủ bản thân, tai nạn đến với họ là có thật, hiện tại chịu khổ nạn, kiếp sau đọa tam đồ.

Nếu chúng ta thực sự hiểu rõ, hiểu rõ, minh bạch, từ hôm nay trở đi, nên phát tâm thực hành, phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm. Lấy ba câu giáo huấn của Thế Tôn: “Thọ trì đọc tụng, y giáo phụng hành, diễn thuyết cho người”, phải nhớ thật kĩ ba câu đó, làm sao áp dụng ba câu này? Thực hiện Đệ Tử Qui, thực hiện Cảm Ứng Thiên, thực hiện Thập Thiện Nghiệp Đạo, là áp dụng được, đấy mới thực sự đệ tử Phật. Quý vị đến thế giới này là vô lượng công đức, đến để cứu đời, cứu người. Nếu không như thế, quý vị đến thế gian này là để chịu quả báo, ngày trước đã tạo nghiệp gì, thì bây giờ phải chịu quả báo đó

Nhưng giáo lí Đại thừa, chúng ta có khả năng chuyển nghiệp báo thành thừa nguyện tái sanh, đấy mới là thực sự học Phật, học Phật thực sự lợi ích.

Tôi đầu thai nghiệp báo thân ở thế giới này, tôi xả bỏ thế giới này bằng nguyện lực thân, không phải nghiệp báo, chuyển nghiệp lực thành nguyện lực, nguyện lực là gì? Bồ Tát thừa nguyện tái sanh, không giống nhau! Bồ Tát tự độ, độ người. Tự mình thọ trì đọc tụng, y giáo phụng hành, đó là tự độ; Diễn thuyết cho người là độ tha, độ chúng sinh. Thực hiện được mười hai chữ đó, chúng ta mới thực sự là đệ tử Phật; Không làm được mười hai chữ đó, không phải thật, mà giả, không phải thật, có nghiệp báo, quý vị sẽ chịu quả báo đó.

Quí vị đồng học nên nhớ, tuy quí vị không xuất gia, nhưng vẫn thuộc một phần tử của tăng đoàn, quí vị thử nghiên cứu xem tăng có nghĩa là gì? Tăng không phải là người xuất gia, người xuất gia gọi là Tỳ kheo, ý của chữ tăng, ý chính của nó là đoàn thể, đoàn thể thế nào? Đoàn thể sống theo lục hòa kính, gọi là tăng đoàn, không tu lục hòa kính, không được gọi là tăng đoàn, tăng đoàn là đoàn thể tu lục hòa kính. Bởi thế xuất gia có thể tu, tại gia cũng có thể tu.

Cổ nhân xưng tăng với cư sĩ tại gia, rất đúng, có thể xưng tăng, họ tu lục hòa kính họ là tăng, không tu lục hòa kính, xuất gia cũng không thể xưng. Tại gia hay xuất gia đều có thể tu lục hòa kính, vì thế tất cả đều có thể xưng là tăng, phải hiểu vấn đề này. Tại gia, xuất gia, chúng ta đều nhận sự cúng dường của thiện tín tứ chúng, chúng ta làm công đức trong đạo tràng, không cần đãi ngộ cũng nhận sự cúng dường, đúng, ăn ở là cúng dường. Chúng ta ăn một bữa trong đạo tràng, uống một cốc nước, đó đều là cúng dường thường trụ, sự cúng dường của đại chúng mười phương.

Chúng ta cúng dường đại chúng, cùng lúc chịu sự cúng dường của đại chúng, là nhất thể, những điều này đã rất rõ ràng, như ban ngày. Chúng ta ngày nay là một phần của tăng đoàn, làm sao phải thực hiện được lục hòa kính, hai chữ trong lục hòa kính, một là kính, hai là hoà, cung kính vô điều kiện.

Kính là thành kính, kính là biểu hiện bên ngoài, bên trong là chân thành, không một chút dối trá, xem chúng sinh như thế nào? Phải học Thiện Tài. Thiện Tài làm được những điều giới kinh Bồ Tát đã nói, nghĩa là Bồ Tát xem chúng sinh: Tất cả con trai như cha ta, tất cả con gái như mẹ ta, tất cả chúng sinh là cha mẹ ta trong đời trước, chư Phật tương lai. Coi tất cả chúng sinh cha mẹ, coi là chư Phật, chư Phật tương lai, cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ của chúng ta. Tận mực hiếu đạo với tất cả chúng sinh, tận mực sư đạo với tất cả chư Phật.

“Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng”, là đối với tất cả chúng sinh, đây là Đại thừa, đây là Bồ Tát. Xuất gia thọ giới Bồ Tát, nhập vào hàng ngũ Bồ Tát. Giới Bồ Tát tại gia, cũng nhập vào hàng ngũ Bồ Tát. Bồ Tát hạnh không xa rời tam phước, tính quan trọng của tam phước nhất định phải biết.

Phật dạy rất rõ ràng, chánh nhân tịnh nghiệp quá khứ, hiện tại, vị lai, chư Phật ba đời. Bồ Tát quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả Bồ Tát tu hành thành Phật, đều phải nương vào ba điều này. Quý vị không nương vào ba điều này, chắc chắn không thể thành Phật. Tịnh nghiệp tam phước, là ba điều kiện cần phải đầy đủ để thành Phật.

Bởi thế khi chúng ta thành lập học hội Tịnh tông, hành môn qui định năm khoa mục, điều đầu tiên là tịnh nghiệp tam phước. Là nguyên tắc chỉ đạo tối cao việc tu hành của chúng ta, nếu không coi trọng nguyên tắc này, nghĩa là không có nền tảng. Nói cách khác, quý vị không có khả năng thành công, không thể không tạo nghiệp. Tạo nghiệp, nếu đến với giáo lí Đại thừa, đến trong đạo tràng thì không xứng đáng, tại sao? Quả báo rất nặng.

Tạo nghiệp trong đạo tràng chánh pháp, là huỷ diệt chánh pháp, là gây trở ngại chánh pháp, quý vị nghĩ tội đó nặng cỡ nào? Pháp đó có thể cứu thế giới, ta huỷ diệt pháp đó, khiến thế giới huỷ diệt, quý vị đã làm việc đó! Thực hiện việc đó không khó, quả báo tại địa ngục a tì, nhưng thoát ra được là cực kì khó, chư Phật Như Lai cứu không nổi quý vị, không thể không nắm vững vấn đề này.

Niệm Lão từ bi, chép lại tất cả kinh văn của năm bản dịch, để chúng ta thấy được. Chứng minh những lời này thực sự là từ miệng đức Phật nói ra, không phải lời người phiên dịch, không có ý của họ trong đó. Bởi thế ông nói: “năm bản cùng đưa ra, đủ để chứng minh chính xác từ nguyên bản, không phải sai sót của bản dịch”.

“Hội chúng đương thời, liền thấy mọi thứ trang nghiêm y chánh của thế giới Cực Lạc, lại thấy chánh báo A Di Đà Phật, công đức nguy nga, tướng tốt chói sáng, thánh chúng vây quanh, giống như Tu di sơn vương, nổi lên giữa biển”. “Tu di”, tiếng Ấn Độ, đây là một đơn vị trong thế giới, ngọn núi cao nhất, “nói đầy đủ là Tu di lô sơn vương”. Tu di lô chúng ta gọi là Tu di sơn, người Trung Quốc thích đơn giản.

“Là một trong những mười ngọn sơn vương”, kinh Phật nói có mười ngọn núi lớn, núi Tu di đứng đầu. “Núi này không giống đất đá thế gian”, ở đây nói không phải núi đất đá của thế gian, “toàn do bốn thứ châu báu tạo nên”. “Nên nói: Không có tạp uế, những hình dáng khác, toàn là châu báu trang nghiêm”.

Núi Tu di là trung tâm một tiểu thế giới, trung tâm của một đơn vị thế giới. Ngày trước có một số người nhầm lẫn, núi Tu di là núi Hymalaya, là dãy núi cao nhất thế giới. Trong kinh Phật thường gọi là núi Tuyết, núi Tuyết mới là núi Hymalaya, không phải núi Tu di, Núi Tu di không có trên quả đất. Kinh nói rất rõ ràng, mặt trời, mặt trăng xoay quanh triền núi Tu di, xoay quanh giữa núi Tu di. Ngày nay các nhà thiên văn học cho chúng ta biết, mặt trời, mặt trăng thực sự xoay quanh dải Ngân hà.

Lần đầu tiên tôi gặp Hoàng Niệm Lão, đã đề cập đến vấn đề này trong kinh, bởi thế ông nói với tôi, đơn vị thế giới trong kinh Phật nói, trên thực tế, hiện nay, là dải Ngân hà của nhà thiên văn phát hiện ra. Một dải Ngân hà là một đơn vị thế giới, một nghìn dải Ngân hà hợp thành mới gọi là một tiểu thiên thế giới. Lấy dải Ngân hà làm đơn vị, một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, như thế một nghìn nhân một nghìn rồi nhân một nghìn là bằng mười ức. Bởi thế một đại thiên thế giới là mười ức dải Ngân hà, đấy thông thường là khu vực giáo hóa của một vị Phật.

Quý vị thành Phật rồi, thành Phật, phạm vi giáo hoá chúng sinh của quý vị rộng bao nhiêu? Nhỏ nhất là một tam thiên đại thiên thế giới. Tam thiên là Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên, nói cách khác, phạm vi nhỏ nhất là mười ức dải Ngân hà, khu vực giáo hóa của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni, ứng thân diệt độ trên địa cầu này, nhưng chân thân của ngài không diệt độ, chân thân bất sinh bất diệt. Ứng hoá thân, trải khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, trong rất nhiều tinh cầu. Cách nói này rất hay.

Trung tâm dải Ngân hà là núi Tu di. Ngày nay biết rằng, trung tâm của dải Ngân hà là Hố đen, nhà thiên văn gọi là Hố đen. Năng lượng của Hố đen rất lớn, nó có thể hút hết ánh sáng. Sang năm Ngân hà đối tề, vấn đề này mấy vạn năm mới gặp một lần. Nghĩa là trung tâm Ngân hà, chúng ta gọi là núi Tu di, mặt trời, quả đất đứng trên một đường thẳng, đấy gọi là Ngân hà đối tề. Lúc nào Ngân hà đối tề, quả đất sẽ có những thay đổi, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thay đổi này là gì? Là sức hút của Hố đen chính giữa dải Ngân hà, nó có sức hút cực lớn, sẽ tạo nên bão mặt trời, người xưa gọi là chấm đen mặt trời, sẽ kéo theo những trận bão mặt trời cực mạnh, những trận bão mạnh này sẽ ảnh hưởng đến quả đất.

Bão mặt trời có tính chu kì, mỗi mười một năm xảy ra một lần. Quan sát của người xưa mấy nghìn năm nay, thiên văn chí của mỗi triều đại đều có ghi chép. Phần lớn bão mặt trời đều gây ảnh hưởng đến quả đất, độ sau ba bốn ngày, chúng ta cảm nhận được những cơn bão này, nhưng rất ít, nửa giờ chúng ta cảm thấy bị ảnh hưởng, tình trạng đó rất ít, nhưng đã từng xảy ra, nửa giờ là đến quả đất. Nhà khoa học dự báo sang năm sẽ rất nghiêm trọng. Ảnh hưởng nhẹ nhất, là những vệ tinh do con người phóng lên từ quả đất, tất cả đều bị vỡ nát, có thể bị những trận bão mặt trời đẩy đi, mất dạng, sẽ làm ảnh hưởng đến tín hiệu vô tuyến của chúng ta. Cũng có thể, dẫn đến thay đổi từ trường quả đất, rắc rối này sẽ khá lớn.

Rắc rối này sẽ khiến ngành hàng hải, hàng không, những máy bay đang hoạt động mất phương hướng, không thể xác định phương hướng. Việc đó sẽ tạo nên sự hỗn loạn giao thông đường thuỷ, hàng không, nghiêm trọng hơn là sợ nó sẽ mang đến hiện tượng núi lửa tuôn trào, những trận sóng thần, những thảm họa này sẽ đặc biệt nghiêm trọng.

Những điều này còn đáng sợ hơn so với những gì điện ảnh chiếu trong bộ phim “2012”, đây là những vấn đề nhà khoa học cho chúg ta biết. Phật pháp gọi là, nói về con người đang sống trên trái đất, trải qua nghìn vạn năm nay, tạo tác những tội nghiệp như thế, trái đất quay từ khởi điểm này, rồi chuyển đến điểm khác, một ngày giống như chu kì một năm, chu kì này đến năm mới, năm mới sẽ thế nào? Ba mươi tháng chạp phải tính sổ, đến lúc đó thiện có thiện báo, có thiện quả; ác có ác báo, lúc đó sẽ xảy ra những thảm họa nghiêm trọng, thảm họa này, toàn được gọi báo ứng tự làm tự chịu.

Người học Phật hiểu rõ những chân tướng sự thực này, nhân khi chúng ta vẫn còn thở được, nên làm gì? Giải oan thích kết, chúng ta cùng với tất cả chúng sinh, nên hoá giải những oán đã kết, không nên làm những chuyện oan oan tương báo, tại sao lại kết thành những oán kết này? Đều do tự tư, cho mình là trên hết, mọi vấn đề đều xuất phát từ thân kiến đó, cho thân thể là của ta, đấy là căn nguyên của tất cả tội ác.

Bởi thế tu học Phật pháp, điều đầu tiên là bảo họ phá thân kiến, trong năm loại kiến hoặc, đầu tiên là phá thân kiến, thứ hai là phá biên kiến, biên kiến là đối lập. Thứ ba, thứ tư là phá thành kiến, tất cả những thứ này là hình như có mặt từ khi ta được sinh ra. Nó là cội nguồn để ta tạo mọi tội nghiệp, đầu tiên, thân kiến là gì? Là tự tư tự lợi, có ta thì không có người khác, thuận theo cái ngã của ta thì vui vẻ, nghịch với cái ngã của ta thì ghét bỏ, oán được kết như thế, kết thế nào? Càng kết càng nặng, đến cuối cùng trở thành báo thù, thủ đoạn báo thù đến lúc nào sẽ tàn khốc nhất?

Đời này quý vị hơn người, quý vị thắng họ thua, đời sau quý vị yếu hơn họ, họ thắng quý vị sẽ dưới cơ họ, đời đời kiếp không thể giải được kết này, bởi thế gọi là oan oan tương báo, không bao giờ ngưng. Đến đời nào, chắc khi gặp Phật pháp mới thấy được rõ, không dám làm những điều đó nữa, thực sự sám hối, hoá giải tất cả, đấy chính là lí do một người không thể ra khỏi luân hồi lục đạo, tại sao trong một thời gian dài chịu tội trong địa ngục, toàn là tự làm tự chịu! Không phải do người khác mang lại, nghĩa là do ý niệm của ta nhầm lẫn.

Phật dạy chúng ta ba thứ ý niệm nhầm lẫn, thứ nhất là tự tư, có ngã là tự tư, ta không thể không thừa nhận. Thứ hai là đối lập, đối lập là gì? Là sinh ra xung đột, sinh ra mâu thuẫn, kết oán cừu với người. Thứ ba là thành kiến, thành kiến là chấp chặt, tôi nói thế nào bạn phải theo tôi, không giống Bồ Tát, Bồ Tát hằng thuận chúng sinh, Bồ Tát không có thành kiến, không có đối lập, anh nói thế nào tôi sẽ theo anh, anh tạo nghiệp tôi không tạo nghiệp. Bồ Tát làm tấm gương sáng, nếu ta không muốn tạo nghiệp, muốn siêu việt luân hồi, cần phải học theo Bồ Tát.

Bồ Tát cái gì cũng tốt, không gì là xấu, tại sao? Bồ Tát biết vạn pháp giai không, không gì cả, tất cả đều giả. Bồ Tát không chi phối tâm người, không điều khiển ý tưởng mọi người, không chiếm hữu tư tưởng đó, đấy là những điều chúng ta phải học.

Tôi cảm kích đại sư Chương Gia, lần đầu diện kiến, câu thứ nhất ngài dạy tôi, “nhìn thấu, buông bỏ”. Chúng ta học sáu mươi năm, càng học càng thấy hai câu này là chân lí, thực sự trong Phật pháp, từ sơ phát tâm, đến Phật quả cứu cánh viên mãn, dùng phương pháp gì? Chỉ hai cách này. Nhìn thấu giúp ta buông bỏ, buông bỏ giúp ta nhìn thấu, hai cách này bổ sung lẫn nhau, giúp nhau thành công. Giống lên cầu thang, đi từ từ đến tầng cao nhất, chỉ có cách đó, nhìn thấu là gì? Hiểu rõ chân tướng sự thực.

Chân tướng sự thực, Kinh Bát Nhã nói rất chi tiết, Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trên thế gian, chủ yếu là nói những vấn đề này, A Hàm là dự bị, Tiểu học, dạy cho ta luân lí, đạo đức, dạy cho ta cách làm người, khuyên ta làm một người tốt. Người tốt là không tạo oan oan tương báo, đấy là người tốt. Phương Đẳng là lớp dự bị của Bát Nhã. A Hàm và Phương Đẳng thêm hai mươi năm nữa. Nền tảng của hai mươi năm, lúc đó mới nói Bát Nhã cho chúng ta. Bát Nhã cho ta biết chân tướng, chân tướng là vạn pháp giai không, nói tất cả pháp không có gì, rốt ráo không, không thể được, quý vị sẽ buông bỏ hết, buông bỏ hết là thành Phật!

Không buông bỏ hết, đó chính là tiếp tục trong vòng luân hồi lục đạo, tiếp tục trong luân hồi đọa tam ác đạo, tại sao? Chấp trước nhất, oán hận sâu nhất, không bao giờ tha thứ cho người, đó là con đường đi vào địa ngục! Buông bỏ tất cả, không còn gánh nặng nào nữa, sẽ nâng dần lên, giống như khí cầu, nâng lên cực điểm, sẽ nhập Thường tịch quang, không còn thân thể nữa. Thực sự mình là gì?

Tôi nghe một số người nói, dùng danh từ này rất hay “linh quang”, thực sự thân thể là linh quang, linh quang không có vật chất, không đâu không có, không lúc nào không có, có duyên thì hiện ra. Giống như Phổ Môn Phẩm nói: “Bồ Tát Quan Thế Âm có ba mươi hai ứng”, muốn dùng thân nào để độ, ngài hiện thân đó, không đâu không hiện thân. Không có duyên, không thấy thân, quay về linh quang, chỗ nào có duyên hiện chỗ đó, bởi vì nó không đâu không có, nó không lúc nào không có. Giống như truyền hình ngày nay, được truyền các kênh, quý vị có máy sẽ tiếp nhận được, ở đâu tiếp nhận, ở đó sẽ có hình ảnh.

Truyền hình là thứ rất ngu ngơ, nó hoàn toàn bị động, nó không thể tự động. Linh quang của ta sống động cực kì, thiên biến vạn hoá, có thể một nơi hiện nhiều thân khác nhau, có thể ở nhiều nơi khác nhau cùng hiện một thân giống nhau. Nhất định không khởi tâm động niệm, cảnh giới hiện ra là chúng sinh, tuỳ tâm chúng sinh, tuỳ theo số lượng, mà vẫn tuỳ duyên. Quý vị muốn gì liền hiện thứ đó, không khởi tâm động niệm. Chư Phật Như Lai ứng hoá ở thế gian, chư Bồ Tát ứng hoá ở thế gian, có khởi tâm động niệm không, nói quí vị rõ, không có.

A La Hán, Phật Bích Chi, Bồ Tát quyền giáo, thị hiện ở thế gian này có khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước. Phật thị hiện ở thế gian này, ngay khởi tâm động niệm cũng không có. Học Phật nên học từ điểm này, đó là Phật pháp cao nhất, rất khó để đạt được, phải hiểu vấn đề, khi hiểu bạn sẽ thấy được, trong đó không có mê tín.

Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học đến đây.

Hết tập 546

/ 600