Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 541
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 15.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 695, bắt đầu xem từ hàng thứ nhất.
“Sở tác như phạm, chí tẩy tâm dị hành”, đều khuyên phụng trì kinh giới, mấy câu này trong kinh văn. Sở tác như phạm, tắc tự hối quá, khứ ác tựu thiện, triêu văn tịch cải, phụng trì kinh giới, như bận đắc bảo, tẩy tâm dị hành”. Mấy câu này đều khuyên chúng ta phải phụng trì giới kinh.
Tựa đề của phẩm này là Như Bần Đắc Bảo, hoàn toàn là từ trên ví dụ đặt tên. Nên biết phụng trì giới kinh, như nghèo được của báu, là nòng cốt của phẩm này. Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi lớn khai thị, người nghèo được trân bảo, tức dập tắt mọi đau khổ, từ đây an vui không ưu tư. Ở đây là lấy báu ví với diệu dụng của kinh giới. Hơn nữa, người nghèo được trân bảo, tức là mạng căn trói buộc, tự nhiên toàn lực hộ trì, không thể đánh mất. Ở đây khuyên người tu hành phải thọ trì giới kinh, nên phải tự phụng trì, như giữ đầu con mắt. Nếu có sai phạm, nhanh chóng sám hối, thề không tái phạm.
Ý này đã nói rất rõ ràng, phẩm này lấy ví dụ một người nghèo đạt được trân bảo. Đức Thế Tôn lấy ví dụ này khuyên chúng ta ngay trong đời này, gặp pháp môn này, gặp bộ kinh này, tâm tình giống như nghèo khó được của báu vậy. Đây là Đức Phật từ bi vô tận khai thị cho chúng ta. Báu chính là ví cho bộ kinh này, ví như trong kinh nói về giới tướng.
Phẩm trước nói cho chúng ta về ngũ giới thập thiện. Học Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, Tịnh độ không ngoại lệ, cần phải biết đều kiến lập trên nền tảng của ngũ giới thập thiện. Nếu lãng quên ngũ giới thập thiện, thì đời này nhất định trôi qua lãng phí. Như trước đây thầy Lý thường nói: Người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít, thậm chí ông đem đồng tu ở Liên xã ra làm ví dụ. Ông thành lập Liên xã ở Đài Trung, lãnh đạo mọi người cùng nhau tu niệm Phật được 10 năm, tôi mới quen ông. 10 năm này đồng tu của Liên xã có khoảng 20 vạn người, ông vô cùng vất vả. Khi tôi quen, ông đã 70 tuổi. Tôi ở Đài Trung 10 năm, khi tôi ra đi ông 80 tuổi. Quý vị thử nghĩ xem Liên xã có hơn 20 vạn người tu, mỗi người này mỗi tháng hy vọng gặp ông một lần, nên ông tổ chức liên hữu thành khóa niệm Phật, tất cả có 48 khóa. Quý vị nên biết, hơn 20 vạn người 48 khóa, nhân số của mỗi khóa chúng ta cũng đã biết. Đương nhiên không phải mỗi người đều có thời gian, đều có cơ hội gặp ông. Trong khóa này người rãnh rỗi hy vọng được gặp thầy, mỗi tuần một lần. Bởi thế công việc của ông, tận mắt chúng tôi chứng kiến, đại khái là lượng công việc của năm người bình thường. Chỉ tiếp khách thôi cũng cần rất nhiều thời gian, gặp khách nhất định nói Phật pháp cho họ nghe, khuyên mọi người niệm Phật, thời gian khoảng hai tiếng. Việc này mỗi ngày đều có, các lớp khác nhau. Mỗi ngày nhất định dành hai tiếng để tiếp kiến đại chúng.
Ngoài việc này ra, ông còn là bí thư chủ nhiệm ở phụng thị quan phủ, đây là công việc chủ yếu của ông, phải xử lý công vụ. Vì công việc quá nhiều, cho nên mỗi buổi sáng đều đến Phụng thị quan phủ xem một lát. Còn là giáo thọ của hai trường, thứ nhất là đại học y khoa, một trường khác nữa hình như là đại học Phùng Giáp, giáo thọ của hai trường. Làm giáo thọ tốt hơn một chút, một tuần chỉ đi dạy một lần, không phải ngày nào cũng dạy. Ngoài ra chính là giảng kinh dạy học, dạy những học sinh như chúng tôi, dạy chúng tôi một tuần một lần ba tiếng đồng hồ, mỗi tuần một lần. Giảng kinh tuần một lần vào thứ tư, dạy cổ văn tuần một lần vào tối thứ sáu, thời gian của ông sắp dày đặc. Nếu như muốn gặp ông, phải hẹn thời gian trước một tuần, trong vòng một tuần là không thể, quả thật ông không có thời gian. Lúc đó chúng tôi thấy, một người 70 tuổi, mười năm giống một ngày. 10 sau vẫn như vậy, ông rất mạnh khỏe, 97 tuổi ông ra đi.
Học trò chúng tôi dự đoán ít nhất ông có thể sống đến 120 đến 130 tuổi, căn cứ thể lực và trạng thái tinh thần của ông, vì sao ông ra đi trước như vậy? Đây là do thiếu người chăm sóc, mà bản thân ông là bác sĩ, là thầy thuốc bắc rất giỏi. Chư vị đồng tu trong Liên xã vô cùng thương yêu tôn kính ông. Ông đến Liên xã, đến thư viện, đều có đồng tu làm điểm tâm mời ông dùng, mà ông tuyệt đối không cự tuyệt. Mà khi quý vị đưa cho ông, ông ở trước mặt quý vị ăn hết trả bát lại, khiến quý vị sanh tâm hoan hỷ, từ bi đến như thế!