/ 600
445

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 535

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 12.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 685, hàng thứ tư từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ kinh văn.

“Cộng kỳ oan gia, cánh tướng sát thương, tùng tiểu vi khởi, thành đại khốn kịch”. Bốn câu này là một đoạn nhỏ. Thêm lần nữa đức Phật nói về quả báo để khuyên bảo chúng ta.

Tịnh Ảnh Sớ nói: Bốn câu kinh văn này là “từ thiêu khởi ác”. Thiêu là quả báo, quả báo ở trong tam đồ quá khổ, ở trong tam đồ họ không cam tâm, không tình nguyện. Ý niệm báo thù vô cùng mạnh mẽ, gọi là oan oan tương báo không bao giờ dứt, họ lại tạo nghiệp.

“Cánh tướng sát thương”, căn cứ tư tưởng của sư Vọng Tây: “Thị tắc thiêu sanh sát sanh ác dã”. Bên dưới là chú giải của Hoàng Niệm Tổ: “Người ác ở trong địa ngục hỏa thiêu”, đây là nói ở trong địa ngục họ không giác ngộ, đau đớn cùng cực nên sanh khởi sân nhuế. Không những không hề hối hận, không biết sám hối, mà họ còn sanh oán hận, oán hận đến cực điểm, trong địa ngục cũng có đánh nhau.

Sát thương lẫn nhau, tức là đang bị thiêu đốt, liên tục tạo ác, kết oán thành thù, nên gọi là oan gia, cùng kết oan gia với nhau. Vấn đề này gần đây ở miền bắc có ba vị đồng tu đến thăm tôi, gặp mặt nhưng tôi không quen nên không nói chuyện. Họ để lại một phong thư và 2 đĩa CD cho tôi, tôi đã xem hai đĩa CD, hoàn toàn tương ưng với bốn câu này. Nội dung đĩa CD nói về vấn đề áp vong, linh hồn áp vong này là ai? Là tướng quân tử trận của song phương thời kỳ chiến tranh Trung Nhật. Họ còn đưa cho tôi thêm một phần tài liệu tham khảo nữa, nhưng tôi chưa xem. Khi tôi chưa xem đoạn kinh văn này, nếu đã xem kinh văn cũng nên xem thử phần tài liệu tham khảo đó, không biết tướng quân tên gọi là gì. Một bên là Nhật bản, một bên là Trung quốc, đều chết trận, chết rất thê thảm. Họ nói, hiện nay hai bên vẫn còn đang đánh nhau, hiện nay ở đâu? Ở trong địa ngục, ở trong địa ngục vẫn đang đánh nhau, quý vị xem đáng thương biết bao! Vấn đề này ở trước tôi từng đề cập đến với mọi người, có thể như vậy, tôi tin rằng điều này không phải giả.

Khi chúng tôi còn nhỏ, chiến tranh Trung Nhật bộc phát, chính là biến cố của Lư Câu Kiều ngày 7.7.1937, năm đó tôi 11 tuổi, nên cũng nhớ được sự việc. 11 tuổi đến 18 tuổi, 8 năm kháng chiến, suốt tám năm chúng tôi không có chỗ ở cố định, bôn ba khắp nơi! Chạy trốn khắp nơi, ngày ngày đều chạy nạn, khổ không sao tả xiết, nên thường nằm mơ thấy đánh nhau, vẫn đang chạy nạn, hạt giống nghiệp thức trong A lại da mạnh đến nhường nào.

Tôi đã học Phật, ra đi giảng kinh, đại khái khoảng mười năm đầu vẫn còn thấy những giấc mơ này, có khi trong mơ vẫn mơ thấy vấn đề này, nhưng hai ba mươi năm gần đây không còn nữa, giấc mơ này mới không còn nữa. Quý vị xem, chiến tranh kết thúc trong vòng 20 năm, chúng ta vẫn thường mơ thấy chiến tranh. Những người chết trên chiến trường, chết trận, chết rồi nhưng bản thân họ không biết đã chết, nên hồn của họ vẫn đang đánh nhau, không bao giờ dứt, khi nào giác ngộ? Hai vị tướng quân này coi như không tệ, họ đã giác ngộ, tìm đến những người tu hành trong nhà Phật để cầu siêu độ, nói ra tình trạng hiện nay của họ. Ở trong địa ngục rất khổ, vẫn sanh tâm sân nhuế, vẫn làm những công việc sát hại, sát thương lẫn nhau.“Tức ở trong sự thiêu đốt”, thiêu đốt ở đây chính là trong địa ngục, ở trong địa ngục vẫn tạo ác nghiệp, kết oán thành cừu, điều này quả thật không bao giờ dứt. Nên trong kinh gọi là oan gia, cùng nhau kết oan gia.

Chúng ta xem tiếp đoạn sau: “Trả nợ lẫn nhau”, A giết B, B lại giết A, nên gọi là tương sát lẫn nhau. Trong ác nghiệp không có gì nặng hơn điều này, quả báo trong địa ngục không có gì thê thảm hơn điều này. Bởi thế cuối cùng cả hai vị tướng quân này đều giác ngộ, hy vọng hòa bình, hy vọng nhân gian mãi mãi không có chiến tranh, cầu quy y, cầu siêu độ, đều muốn đến thế giới Cực Lạc. Hai vị tướng quân này rất nhân từ, để cho thuộc hạ của họ vãng sanh trước, để cho binh sĩ của họ vãng sanh trước, sau cùng mới đến họ vãng sanh, đúng là tấm lòng của Bồ Tát! Không phải họ cầu mình được độ trước, bản thân họ hiểu, liền đem những đạo lý này nói lại cho thuộc hạ mình nghe, để họ cùng đến nghe kinh, để họ đến tiếp nhận siêu độ. Tôi xem được một đĩa CD như vậy, cả hai bên Trung Nhật đã tạo nên tội nghiệp quá nặng!

/ 600