Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 529
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Minh Tuệ
Biên tập: Nguyên Tâm
Thời gian: 08.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 674, hàng thứ nhất kinh văn.
“Thứ năm, con người thế gian, ỷ lại nhác nhớm, không muốn làm lành, trị thân tu nghiệp. Cha mẹ dạy dỗ, giống như oan gia, không bằng không con, vong ân bội nghĩa, không có báo đáp. Chơi bời hoang đàng, đánh bạc uống rượu, ngỗ nghịch thô lỗ, không hiểu tình người, không lễ không nghĩa, không thể can ngăn. Bà con quyến thuộc, tư dụng hữu vô, không biết thương yêu, không biết công ơn cha mẹ, không giữ lễ nghĩa thầy bạn. Ý niệm thân miệng, chưa có chút thiện, không tin kinh pháp chư Phật, không tin sinh tử thiện ác. Muốn hại người hiền, náo loạn tăng chúng. Ngu si mông muội, tự cho có trí, không biết sinh ra từ đâu, chết rồi về đâu. Không nhân không thuận, mong ước sống lâu. Tâm từ giáo huấn, nhưng không chịu tin, muốn dạy thật nhiều, người kia vô ích, trong lòng cửa đóng, ý không mở được. Khi mạng gần hết, lo buồn kéo đến, không chút tu thiện, gần chết mới hối, hối đã xong rồi, làm sao kịp nữa”.
Đoạn dài này là đoạn thứ năm: Giết cướp dâm dối rượu, đây là giới rượu trong năm giới, phần sau là chú giải của Niệm Lão, chú rất chi tiết.
Những bậc đại đức tổ sư ngày trước, có hai cách nhìn về đoạn kinh văn này, xem nó là giới cấm rượu trong ngũ giới, có, có cách nói như thế, bởi vì trong đó có, có câu thế này, “mê rượu ham sắc”. Nhưng xem ý cả đoạn văn, năm đoạn lớn này, nội dung nói về thập thiện, ngũ giới thập thiện đều có trong đó. Sau thập thiện không có không sân, không tham, không si, ở đoạn này đều có ý như thế, bởi thế cả hai cách nói đều đúng. Niệm Lão áp dụng cả hai, bây giờ chúng ta xem chú giải.
“Năm, ở đây là năm ác, loại ác thứ năm. Trước có hai cách nói”, người xưa có hai cách nói.
“Một là, như trước, nói rõ tật say rượu”, ở đây kết hợp với ngũ giới để nói. “Cách nói của các đại sư Tịnh Ảnh, Gia Tường”, “kinh văn nói, đam mê tửu sắc, phần sau lại nói rộng những tật khác, để nói rõ tội lỗi say rượu”, tội lỗi được sinh ra bởi những tật xấu này. Ngày xưa ở Trung Quốc, chỉ có hai bản chú giải Vô Lượng Thọ Kinh, Tịnh Ảnh Sớ và Gia Tường Sớ, chỉ có hai loại, cả hai loại này đều có cách nói giống nhau.
“Thứ hai, vì năm ác ở đây, gồm cả thập ác”, trong đoạn kinh văn này thuộc về phẩm thứ ba mươi lăm. Chúng ta nói ngũ giới thập thiện, ý nghĩa của nó đã đầy đủ, trong cách nói của họ đã thực sự bao gồm thập thiện.
“Như đại sư Nghĩa Tịch nói, ba ác thân nghiệp, cho rằng ba điều đầu tiên”, ba đoạn kinh văn đầu, tội giết, tội trộm, tội dâm, là ba. “Bốn lỗi khẩu nghiệp”, phần kinh văn trước đã nói rất cụ thể, hai lưỡi, nói dối, ác khẩu, thêu dệt, bốn loại này, tất cả đều trong đoạn trước, “gộp lại thứ tư”. “Ba lỗi ý nghiệp, hợp lại thứ năm”, ý ở đây là tham, sân, si, ba thứ ác này hợp với nhau. Trong đoạn kinh văn này, đoạn thứ năm.
“Ý muốn nói, nghiệp thân là giết, trộm, dâm, đặt thành lỗi thứ nhất, thứ hai, và thứ ba”, đây là giết, trộm, dâm. “Bốn lỗi của miệng”, trong cuốn này là lỗi thứ tư, đoạn thứ tư. “Ở đây hai bên hợp với nhau”. “Chỉ lỗi thứ năm, đại sư Tịnh Ảnh... cho là lỗi say rượu, nhưng đại sư Nghĩa Tịch cho là ba lỗi nghiệp ý, tham sân si, Bành Tế Thanh đời nhà Thanh cũng theo ý đó”.
Đây là một vị đại thiện tri thức Tịnh tông đời nhà Thanh, tuy là cư sĩ tại gia, vị cư sĩ này thông tông thông giáo, hiển mật viên thông. Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của ông gọi là Khởi Tín Luận, Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận là tác phẩm của ông. Trong tác phẩm này, với cách nhìn về đoạn kinh văn, tương đồng với đại sư Nghĩa Tịch. Ông cho rằng đoạn này đúng là nằm trong thập thiện, ba ác của ý nghiệp, trong đoạn đó.
Khởi Tín Luận nói: “Nghĩa của ngũ ác, đem kinh khác vào, hợp thành thập ác, một trong những ác, nghiệp giết lôi kéo”, trong kinh văn này của chúng ta, đoạn đầu tiên nói về nghiệp giết. Ác thứ hai là nghiệp trộm, “tham giết lôi kéo”. Thứ ba là: “Nghiệp dâm lôi kéo”. Thứ tư là nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt. Ác thứ năm là sự lôi kéo sân hận, tà kiến.