Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 528
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Minh Tuệ
Biên tập: Nguyên Tâm
Thời gian: 08.08.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 672, hàng thứ 3, bắt đầu từ chữ cuối cùng.
Như Trí Độ Luận nói, ở đây là Đại Trí Độ Luận nói: “Như Phật dạy, nói dối có mười tội, những gì là mười? Một, hơi miệng hôi”.
Chư vị, mời ngồi, mời ngồi.
Hôi miệng là chứng thường gặp, nói lên điều gì? Nói lên người đó nói dối, có thể nói thế này, nói dối, hai lưỡi, thêu dệt, ác khẩu, vấn đề rất dễ phạm. Thông thường, mọi người hay cho rằng hôi miệng là do dạ dày có bệnh, mới đưa đến chứng hôi miệng. Không ngờ thật sự là do nghiệp không nên trách dạ dày, do bản thân ta tạo khẩu nghiệp.
Điều đầu tiên của quả báo khẩu nghiệp, điều đầu tiên là gì? Thông thường nhất, phổ thông nhất, bản thân chúng ta có hay không? Có, nhưng bản thân chúng ta đã quen, không nhận ra. Cùng ở với mọi người, chúng ta hắt hơi, nói chuyện, mọi người đều nghe thấy, nhưng khi nghe không ai tiện nói, song có thể nhìn thấy, họ tránh xa quý vị, không có điều gì thật sự cần thiết họ sẽ không gần gũi quý vị.
Lúc tôi còn trẻ, giai đoạn mười tuổi chưa có, hai mươi tuổi có. Tôi học Phật giảng kinh bắt đầu từ năm ba mươi ba, lúc bấy giờ có, có lão cư sĩ rất hiếm có ông đã nói với tôi, bởi ông là người hôm nào cũng đến nghe tôi giảng kinh, hình như giảng đến năm thứ ba. Năm thứ ba, tôi đoán như thế, ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi, ông nói với tôi. Ông nói, Pháp sư bây giờ thầy giảng đã có công đức rồi, tôi hỏi, làm sao thấy được? Ông nói, mới giảng kinh miệng thầy rất hôi, rất khó chịu, giờ đã ba năm, thầy hết hôi miệng. Từ chỗ này có thể thấy, thầy giảng kinh đã có chút công đức.
Bản thân tôi không hay biết, không phải ông này nói cho biết, cơ bản tôi không thể phát hiện ra, trở thành thói quen bản thân. Những người xung quanh tôi không ai nói, chỉ mình vị cư sĩ này, vị cư sĩ này ước khoảng hơn bảy mươi, đương nhiên không thể vọng ngữ, đã nói với tôi. Bởi thế thực sự thâm nhập kinh tạng, làm mới bản thân, không còn phạm lỗi nói dối. Lời nói phải cẩn thận, không được lừa dối.
Ngôn ngữ của Bồ Tát, nhất định khiến chúng sinh được thiện lợi. Thế Tôn không nói thì thôi, đã mở miệng là giảng kinh, mỗi chữ, mỗi câu được chép lại là kinh điển, đây là điều không thể không nhắc nhở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của quý vị rất nặng, đây là một loại tội.
“Thứ hai, thiện thần xa lánh, phi nhân thân cận”. Mỗi người, trước đây chúng ta đã học, mỗi người khi sinh ra sẽ có hai vị thần đi kèm, một gọi là đồng sinh, một gọi là đồng danh, hai vị đều là thiện thần. Đồng sinh là nữ thần, đông danh là nam thần. Nữ thần chuyên ghi những điều bất thiện của quý vị; Nam thần chuyên ghi những việc thiện của quý vị, mang tất cả những ghi chép này báo Thiên thần, Thiên thần ở đó lưu làm tài liệu.
Những khởi tâm động niệm của chúng ta, chúng ta có nhìn thấy hai thần này không, hai thần thấy chúng ta, việc này thật hay giả? Chúng ta tin cổ thánh tiên hiền không nói dối, dù nói đó có phải phương tiện hay không, dùng những quỉ thần này để giáo hoá chúng ta bỏ ác làm lành, dùng việc này để làm công cụ?
Chúng ta hãy bình tâm suy nghĩ, Thánh hiền, Thần minh dạy người đều rất có trí tuệ, có phương tiện thiện xảo, cần gì dùng phương cách này? Nếu không có hai loại thần này, nói hai loại thần, vậy không phải nói dối sao? Tuy nói dối là tốt, tốt nhưng vẫn là nói dối, đó không phải là phương pháp tối ưu. Bởi thế chúng ta khẳng định, Thánh hiền, Thần minh giáo hoá chúng sinh, chắc chắn không dùng phương pháp này để làm công cụ.
Giống Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc chắc phải dùng lí sự, để dạy người khác tín thọ phụng hành, nếu có một câu nào dùng loại giả thiết này, ảnh hưởng đến các ngài sẽ rất lớn! Tại sao? Mọi người có thể nói, quý vị đã có một câu nói dối, những lời suốt đời quý vị sẽ không thật. Thánh hiền quân tử không ai đi làm chuyện như thế, Phật Bồ Tát liệu có làm những chuyện như thế chăng?
Kim Cang Kinh nói rất hay: “Lời Như Lai là lời nói thật”, lời của ngài là lời nói thật, không phải giả. “Thật ngữ giả”, chắc chắc không thể dối lừa. “Như ngữ giả”, như ngữ là hoàn toàn như chân tướng sự thật. Ngài nói chân tướng sự thật cho chúng ta, ngài sẽ không thêm thắt, cũng không lược bỏ, không tăng không giảm gọi là như ngữ. “Không cuống ngữ là không lừa dối vậy”, ở đây là tạo niềm tin cho tất cả chúng sinh, tạo niềm tin cho muôn đời sau.