Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 514
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Võ Mai Hoa
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 25.07.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 647, hàng thứ năm, bắt đầu xem từ nửa đoạn sau, từ đoạn “Như lai tùng thể khởi dụng, bi trí binh vận, cố diệu dụng vô tận”, bắt đầu xem từ đây.
Phần trên đã giảng cho chư vị, Phật pháp không giống thế gian pháp, Phật pháp quả thực nó được bộc lộ ra từ trong tự tánh, thể chính là tự tánh, từ tự tánh. Bi trí song vận, tác dụng của nó nói tóm lại không ngoài từ bi và trí tuệ, hai thứ này toàn là tánh đức, nhất định phải minh tâm kiến tánh mới có thể hiện tiền, người không minh tâm kiến tánh vẫn chiếm đa số. Bất luận là tự minh tu học, hay diễn thuyết cho người khác, đều phải lấy kinh luận làm căn cứ, không được làm trái với tông chỉ kinh điển, nếu không chắc chắn sẽ bị sai lầm. Dùng tri kiến của phàm phu để giải thích kinh Phật, những việc như thế này có thể nói từ xưa đến này rất nhiều. Vì thế thời xưa Pháp sư giảng kinh nhất định phải khai ngộ, tại vì sao? Không có khai ngộ, toàn là tri kiến của bản thân. Bản thân bị sai có thể lượng thứ, quý vị dạy sai người khác, tội này sẽ rất nặng. Không phải nghĩa chân thật của Như Lai, bản thân cho rằng là nghĩa chân thật của Như Lai, hiểu sai rồi. Vì thế trong khai kinh kệ nói: “nguyện giải Như lai chân thật nghĩa”. Câu nói này vô cùng vô cùng nghiêm túc, hoàn toàn không phải nói tuỳ tiện. Cổ nhân có tu có chứng, chứng là gì? phiền não rũ bỏ hết rồi. Tiểu thừa- đây là điều mà thầy Lý nói cho tôi trước đây, tam quả trở lên, ở Trung Quốc người truyền bá Phật giáo, các vị xuất gia tại gia, đều có trình độ này. Vì thế việc phiên dịch kinh điển Trung Quốc quả thực là thù thắng vô tỉ, người tham gia phiên dịch đều là người chứng quả, trong đó không ít người là Phật Bồ Tát tái lai, đến chủ trì trường dịch này, họ chỉ cần sau khi kiến tánh, Phật là từ tự tánh hiển lộ ra, quý vị dùng tự tánh để tiếp xúc, hoàn toàn giống với tự tánh của quý vị, cái gọi là tâm tâm tương ấn. Không có kiến tánh, hoàn toàn dùng thức A La Ya. Thức thứ 6 trong thức A La Ya là phân biệt, thức thứ 7 chấp trước, đâu có lý gì không sai lầm? thế thì việc lưu truyền kinh giáo sẽ khó rồi.
Hồi trước tôi đến Đài Trung thân cận với thầy Lý, là để đi nghe kinh, chứ không phải đi học giảng kinh, chưa bao giờ có suy nghĩ, suốt đời này tôi đi giảng kinh, chưa hề có ý nghĩ này. Nhưng sau khi đến Đài Trung, thầy Lý khuyến khích mọi người chúng tôi, ông mở một lớp giảng kinh, người học hơn 20 người, muốn tôi tham gia, tôi không dám. Ông nói với tôi, cứ đi thử xem. Vậy thì được, tôi đến dự thính, đến xem thế nào. Khi họ đang học, tôi ngồi ở hàng ghế sau cùng. Kết quả là khi vừa xem xong, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi, lớp này tố chất không đồng đều, học lực có người chưa tốt nghiệp đại học, Chu Phỉ cư sĩ học qua đại học, hình như là đại học năm thứ hai đại loại như thế, có người cấp ba, tuyệt đại đa số là cấp hai với cấp 1, chiếm 2/3. Trong số 20 người thì có đến 2/3, trình độ là trình độ tiểu học, trình độ cấp hai, hơn nữa độ tuổi từ hơn 20 đến 60 tuổi, lớp này thật khó dạy! Vì vậy thầy Lý hoàn toàn dùng phương pháp dạy tư thục, tức là cá biệt, thì 2 người một nhóm, cứ hai người một nhóm. Phương pháp dạy học như thế thật là vụng về, làm cho chúng tôi nhớ về cách dạy học thời xưa. Tôi hồi nhỏ học qua một năm, đại khái là chưa đến 1 năm, tư thục, chỉ có ấn tượng như thế thôi. Thời đó học sinh của trường tư thục, nhỏ nhất là 6,7 tuổi, lớn nhất là mười lăm mười sáu tuổi, một đám trẻ con như vậy, do một thầy hướng dẫn, đại khái cũng có hơn 30 người, cũng rất là náo nhiệt. Cùng nhau học chung trong một phòng học, sách giáo khoa của mỗi người học không giống nhau, có người học tam tự kinh, thiên tự kinh, bách gia tính, có người học thiên gia thi, tuổi lớn hơn chút có người học cổ văn, học cổ văn quan chỉ, học tứ thư, bài học của mỗi người cũng khác nhau, tôi vừa xem là biết lớp học kinh của thầy Lý cũng lặp lại như vậy.
Nhưng phải giảng thế nào đây? Hoàn toàn là giảng lặp lại. Thầy giáo yêu cầu học sinh hai người một nhóm, một người giảng tiếng phổ thông, một người giảng tiếng địa phương, cũng giống như phiên dịch, nhưng kỳ thực họ dùng chung một tập giảng, hai người lên bục giảng. Những điều nói ra đều là của thầy nói, đem lời thầy, vì thầy giảng rất chậm, lấy viết ghi lại lời thầy giảng. Thời đó không có máy ghi âm, thiết bị ghi âm này đều chưa có, hoàn toàn dựa vào ghi chép. Hai người này có chép lại cũng không kịp. Nếu như là trình độ tiểu học họ làm sao mà ghi chép lại được? Tất cả học sinh khác đều giúp họ chép lại, chúng tôi mỗi người nghe được gì đều phải ghi chép lại, rồi giao lại toàn bộ cho họ. Họ về nhà chỉnh sửa lại, rồi viết lại thành tập tài liệu giảng, mỗi một tập giảng gồm hai bản, hai người mỗi người cầm một bản, lên bục để giảng. Thời gian là nửa tiếng đồng hồ, nửa tiếng đồng hồ đồng nghĩa với thời gian thực giảng trên bục là 45 phút, ngoài một số nghi thức trên bục ra, hồi tưởng lại sau khi giảng, trong thực tế mỗi một người là 45 phút. Với tài liệu giảng kiểu như thế, tính xác thực của tập giảng này, nếu như có giảng sai thầy giáo chịu trách nhiệm, học sinh không chịu trách nhiệm.