/ 600
501

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 513

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 25.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải trang 645, hàng thứ ba từ dưới đếm lên. “Tâm đắc khai minh, đệ tam thập tứ”.

Niệm Lão giới thiệu cho chúng ta đại ý của phẩm này. Phẩm này Bồ Tát Di Lặc lãnh chỉ, tâm được khai sáng. Kinh Vô Lượng Thọ nửa bộ trước là ngài A Nan đương cơ, nửa bộ sau là Bồ Tát Di Lặc. Dụng ý này đều vô cùng sâu sắc.

“Phật lại ân cần giáo huấn, một là phải đoạn hoặc niệm Phật, biết khổ tu thiện. Hai là tự lợi lợi tha, chuyển tướng cứu giúp. Ba là chỉ ra lạc quốc thắng quả. Thế giới Cực Lạc quả đức thù thắng. Cuối cùng “khuyên trừ nghi hối, khỏi sanh biên địa”. Đặc biệt khai mở cho mọi người, phải đoạn trừ nghi hoặc không thể hối hận. Nếu như có nghi hoặc, hối là hối tiếc, cho dù vẫn còn chịu niệm, vẫn còn cầu nguyện vãng sanh. Sanh đến Thế giới Cực Lạc cũng sanh đến biên địa. Đây là tông chỉ của phẩm này.

Xin xem kinh văn.

“Di Lặc bạch ngôn, Phật ngữ giáo giới, thậm thâm thậm thiện, giai mông từ ân, giải thoát ưu khổ. Phật vi pháp vương, Tôn siêu quần thánh, quang minh triệt chiếu, động đạt vô cực, phổ vi nhất thiết, thiên nhân chi sư. Kim đắc trực Phật, phục văn vô lượng thọ thanh, mị bất hoan hỉ, tâm đắc khai minh.”

Trong đoạn kinh văn này cũng có ba đoạn nhỏ. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. “Di Lặc lãnh giải Phật ngữ”, lãnh là tiếp thu, hoàn toàn tiếp thu lời dạy của đức Phật. Có thể lý giải được đại ý của Phật thuyết, câu này thật không dễ dàng gì. Người đời sau học Phật nhiều, đặc biệt trong thế kỷ hiện tại của chúng ta, nhưng lĩnh hội lời Phật càng ngày càng ít. Nhân tố này rất phức tạp. Không thể trách cứ chúng sanh trong thời đại này, bởi vì chúng sanh trong thời đại này, đích thực không có phước báo. Đây là sự thật. Tuy hưởng thụ nền văn minh khoa học, đem lại cho chúng ta cuộc sống vật chất thuận tiện, nhưng cái giá chúng ta phải trả nặng quá. Cũng tức là chúng ta đã làm mất hết toàn bộ cuộc sống tinh thần. Cuộc sống tinh thần quan trọng hơn cuộc sống vật chất nhiều. Vật chất thiếu thốn họ cũng sống rất hoan hỉ, họ sống rất hạnh phúc. Ngày nay cuộc sống vật chất vô cùng đầy đủ, cuộc sống không vui vẻ, cuộc sống rất vất vả. Đây chính là cái giá chúng ta phải trả, thật không đáng. Cho nên đối với lời dạy của chư Phật Bồ Tát Thánh hiền không thể lĩnh hội được.

Lời của Bồ Tát Di Lặc rất hay, giáo giới của đức Phật rất sâu rất thiện. “Thâm tự khánh hỉ”, có thể thấy Bồ Tát Di Lặc pháp hỉ sung mãn. Dưới đây là lời ngài tán thán, mà bạch Phật rằng: “lời Phật giáo giới, rất sâu rất thiện”. Giáo giới, giáo là dạy dỗ, giới là ngăn cấm, nói với chúng ta làm thế nào đem những lời dạy dỗ của Phật trung thực thực hành trong cuộc sống. Ở đoạn này nói hai chữ “giáo giới” thấy ở trong “Ngụy dịch”. Trong lúc hội tập đã trích dẫn ở trong bản “Ngụy dịch”. “Bản Cao Ly tạng, một bản khác”, đây là chúng ta có tổng cộng năm nguyên bản dịch. Những bản khác, “phần nhiều là giáo giới”, chữ giới có bộ ngôn bên cạnh. “Vận Hội viết” hai chữ này dùng thông nhau. Chữ “giới” và chữ “giới” có bộ ngôn bên cạnh, giới trong chữ giáo giới dùng thông nhau.

Câu Xá Giới Phẩm Tụng Sớ quyển thứ nhất nói: Giáo là giáo thọ, khiến người tu thiện. Giới là khuyên răn, khiến người đoạn ác. Đoạn ác tu thiện, nên gọi là giáo giới. Cho nên một cái là tại giải môn, một cái là tại hành môn, giới cũng tại hành môn, đoạn ác tu thiện. Lại Hội Sớ viết: Giáo, là lời của người trên đối với người dưới, giới là hạn chế. Ngôn triệt thật lý, nên gọi là thậm thâm. Chuyển phàm thành Thánh, nên gọi là thậm thiện. Mấy câu này tuy rất đơn giản, nhưng đã nói ra toàn bộ tông chỉ dạy học của Phật Pháp. Phật dạy chúng sanh “vô duyên đại bi, đồng thể đại bi”. Phật thứ gì cũng không cần, không vì danh, không vì lợi, vì sao lại nhiệt tâm chăm chỉ nỗ lực vào dạy học. Ngài vì cái gì? Người thế gian vĩnh viễn không đoán ra được. Người thế gian tất cả việc làm của họ chắc chắn là vì danh lợi. Sự việc này đối với tôi không có danh dự, không có lợi ích, tôi nhất định không làm. Tức là trong cửa Phật làm một chút công đức, vẫn là sức mạnh này đang thôi thúc. Chúng ta đến chùa tham quan, cây cột này cư sĩ nào đó quyên tặng cũng khắc tên tuổi lên đó. Đó là gì? là danh. Họ nếu đến đó, họ nhất định phải xem xem cây cột mà họ quyên tặng, niệm niệm đều không thể buông xả danh lợi xuống được.

/ 600