/ 600
562

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 512

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 24.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong


Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải trang 644, bắt đầu xem kinh văn của hàng thứ ba.

Nhược tào đương thục tư kế, viễn ly chúng ác, trạch kỳ thiện giả, cần nhi hành chi, ái dục vinh hoa, bất khả thường bảo. Giai đương biệt ly, vô khả lạc giả, đương cần tinh tấn, sanh an lạc quốc, trí tuệ minh đạt, công đức thù thắng. Vật đắc tùy tâm sở dục, khuy phụ kinh giới, tại nhân hậu dã.” Đây là đoạn cuối cùng của phẩm này. Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. “Đoạn cuối phổ khuyến”, khuyên ngăn rộng rãi đại chúng.

Ngăn ác làm thiện, cầu sanh cực lạc”, đây cũng là điểm Phật Pháp và văn hóa truyền thống không tương đồng. Trong văn hóa truyền thống nói cho chúng ta, không xa lìa thế giới này, tổ tông dạy chúng ta, con người một đời nhất định phải làm một người tốt. Người Trung Quốc từ xưa đến nay tin tưởng có thiên thần, tin tưởng có địa thần. Cho nên dân gian mấy ngàn năm đến nay phổ biến tế trời, tế tổ, tế thần thổ địa. Thần thổ địa, bởi vì Trung Quốc từ xưa đã dùng nông lập quốc, không chỉ nhờ trời làm ăn, thiên thời địa lợi, chúng ta không thể tách rời đất đai. Cho nên vô cùng tôn trọng thổ địa, nên phụng cúng thần thổ địa, miếu thổ địa rất phổ biến. Ở Trung Quốc bất luận ở vùng nông thôn nào đều nhìn thấy miếu thổ địa. Tùy theo sự di chuyển của nhân dân. Giống như người Trung Quốc ra nước ngoài, miếu thổ địa ngoại quốc cũng rất nhiều, đều mang theo. Miền duyên hải, thường nói gần núi ăn núi, gần nước uống nước, lạy Ma tổ.

Kỳ thực Ma tổ là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, bảo hộ những ngư dân này. Làm cho họ vào ra khi đi đánh bắt cá được bình an trở về. Cho nên ngày xưa vì cuộc sống không thể không đánh bắt những động vật này, nhưng họ vẫn có lương tâm, ví dụ đánh bắt cá, cá lớn thì được, cá nhỏ thì không được. Nó còn chưa lớn. Không như hiện nay, hiện tại thì một mẻ bắt sạch. Điều này tổn hại đến tự nhiên. Đức thượng đế thương người, chúng ta đã sơ suất rồi. Mùa xuân nhất định không sát sanh. Vì sao vậy? Sinh vật vừa mới thời kỳ sinh trưởng. Nên nói xuân sinh hạ lớn. Lúc đi săn vào mùa thu, không có chuyện đi săn vào mùa xuân, thu thu hoạch đông tàng trữ. Vì thế hành vi con người nhất định phải phù hợp với thiên đạo, ngày nay nói là trật tự đại tự nhiên. Tùy thuận với trật tự của tự nhiên. Như vậy làm cho thiên thời địa lợi nhân hòa, mọi mặt đều có thể quan tâm được. Cho nên nó không sinh chuyện.

Người Trung Quốc thông thường không hiểu Phật Pháp lắm, luôn hi vọng tương lai chết đi có thể sanh thiên. Đây là kỳ vọng số một với họ. Thứ hai là hi vọng đời sau cuộc sống được tốt hơn đời nay. Có thể làm được hay không? Có thể. Trong Phật Pháp là nhờ ngũ giới, ngũ giới không làm mất thân người. Đời này là làm người, đời sau vẫn sanh vào cõi người, sẽ không bị đọa vào ba đường ác. Ngũ giới là không sát sanh. Không sát sanh tương đồng với “nhân” ở trong văn hóa truyền thống. Truyền thống nói ngũ luân, ngũ thường. Ngũ luân là nói về mối quan hệ, quan hệ giữa người và người. Nói cách khác, là người một nhà, “phàm là người đều phải thương yêu”. Đây là mối liên hệ nói đến tột cùng! Ngũ thường, thường là vĩnh viễn không thể mất đi, là đức hạnh cơ bản của việc làm người. Nhà Phật không sát sanh, chính là “nhân” được nói đầu tiên trong ngũ thường. Nhân ái là suy mình ra người. Nghĩ đến bản thân mình, đồng thời nhất định nghĩ đến người khác. Ý nghĩa này rất quan trọng. “Kỷ sở bất dục vật thí ư nhân”, bản thân ta không muốn người khác áp đặt mình, mình cũng không được đối đãi với người khác như vậy. Hạt nhân của giáo dục truyền thống là ái. “Phụ tử hữu thân”, đây là thân ái. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục là làm thế nào để duy trì sự thân ái này, suốt đời không bị biến chất. Đó là mục tiêu đầu tiên của giáo dục. Mục tiêu thứ hai là hi vọng phát huy rộng rãi thứ thân ái này. Yêu cha mẹ, yêu ông bà, yêu ông bà cố, yêu anh em. Yêu cả gia tộc thân thuộc này, yêu xóm làng, xóm làng là những người hàng xóm, bà con xóm làng, yêu xã hội, yêu quốc gia. Cuối cùng phát triển thêm ra, “phàm là người đều phải yêu”. Cho nên nó là giáo dục yêu thương. Từ xưa đến nay giáo dục, mục đích của nó không phải là thăng quan phát tài. Khổng Tử từng nhận được sự giáo dục tốt đẹp, là nhà giáo dục vĩ đại nhất của Trung Quốc. Thân phận của ông là bình dân, ông không phải là quan cao tước vị dày, không phải vậy. Cuộc sống của ông rất thanh bần, là gia đình tiểu khang. Cuộc sống tạm ổn, không giàu có. Đây cũng là làm gương cho người đời sau thấy. Cuộc sống chỉ cần sống được, nhưng cuộc sống tinh thần vô cùng dồi dào. Người Trung Quốc coi cuộc sống vật chất rất thấp, cuộc sống tinh thần rất được coi trọng. Cho nên người có đạo đức, có học vấn – ngày nay nói là họ có tư tưởng – gọi là nhà tư tưởng, nhà giáo dục. Phật Pháp phạm vi của nó lớn, nó siêu việt lục đạo luân hồi, siêu việt thiên đường, địa ngục. Vì thế thuộc về phương diện này, nó khác với văn hóa truyền thống Trung Quốc.

/ 600