/ 600
504

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa.

Tập 505

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 20.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống.

Mời xem từ dòng thứ hai, trang 630, Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải.

Vô cực chi thắng đạo”, Niệm Lão đã giải thích cho chúng ta về câu kinh văn này, thắng, vô cực chi thắng đạo. Thắng có nghĩa thù thắng. Vô cực, trong “Hội Sớ nói: Phàm phu sinh đến đó, nhanh chóng lên quả vị, nên gọi vô cực. Nguỵ dịch: Vô cùng cực. Tịnh Ảnh Sớ nói: Thăng đạo vô cực, làm sáng những thứ đạt được. Đắc đạo sâu rộng, nên không cùng cực”. Thắng đạo vô cực, thù thắng.

Trong Hội Sớ nói: Phàm phu là những người chưa đoạn phiền não, có nghĩa chưa đoạn được phiền não kiến tư. Họ nhờ vào thiện căn phước đức nhân duyên của mình để vãng sanh đến thế giới Cực Lạc phương tây. Khi sinh đến thế giới Cực Lạc, sẽ được sự gia trì của bốn mươi tám lời nguyện Phật A Di Đà, lập tức thành Bồ Tát bất thoái, đó là nhanh chóng bước lên quả địa. Bồ tát A Duy Việt Trí là Bồ Tát chứng đắc ba thứ bất thoái. A Duy Việt Trí là bất thoái chuyển, có nghĩa là vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái, đây là địa vị thấp nhất. Hoa Nghiêm nói là Sơ trú Viên giáo, Biệt giáo là Sơ địa, nhanh chóng lên được quả vị gọi nó là vô cực.

Ý nghĩa của tác vô cùng cực trong Nguỵ Dịch cũng như thế. Tịnh Ảnh Sớ nói: “Thăng đạo vô cực, chương kì sở đắc”, chương là làm sáng tỏ quả báo được vãng sanh thế giới Cực Lạc. “Đắc đạo sâu rộng, nên gọi là vô cùng cực”.

Chúng ta xem bên dưới: “Hội Sớ lấy việc phàm phu nhanh chóng lên quả vị, phương tiện đến cùng cực, không thể cùng cực, nên gọi vô cực”. Sự gia trì của oai thần bản nguyện Di Đà, khiên trí tuệ, thần thông, đạo lực, đều ngang với Bồ Tát Pháp thân, hoặc chúng ta gọi là tương tự, mà lại có thể đắc dụng. Có nghĩa nó có tác dụng khởi cảm ứng đạo giao với tất cả chúng sinh, có nhân duyên trong quốc độ thập phương chư Phật. Chúng sinh có cảm, họ giống như Bồ Tát Pháp thân vậy, nghĩa là có thể hiện thân thuyết pháp, giúp đỡ họ, thành tựu họ, đây chính là thắng đạo vô cực.

“Tịnh Ảnh Sớ nói đức của quả vị sâu rộng khó nghĩ, nên gọi vô cực. Còn Gia Tường Sớ thì nói: Người vãng sanh đã nhiều, nên nói vô cùng cực, nghĩa là người vãng sanh đông quá nên gọi vô cực”. Nếu xem cả ba chú giải này, “thực sự hiển vô cực”.

Người vãng sanh, nhiều vô cực, nhanh chóng chứng quả, phương tiện vô cực, quả địa thắng đức, đều thành Bồ Tát bất thoái chuyển, sâu rộng vô cực”. Ba loại vô cực này, “có thể thấy ân đức Di Đà, cứu cánh vô cực”. Lấy những thứ đó để giải thích thắng đạo vô cực, nói rất đầy đủ, bao quát mọi phương diện.

Nhiều người vãng sanh, là nhờ Phật A Di Đà sở cảm, đó là quốc độ thập phương chư Phật. Trong tiểu bổn, chúng ta đã thấy lục phương Phật khen ngợi. Trong bản Quán Kinh này ta thấy được thập phương Phật tán thán, chư Phật khen ngợi Phật A Di Đà như thế nào? Chúng ta có thể cảm nhận được, nhất định khen ngợi giống như Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Khi còn tại thế, Thế Tôn đã vì tất cả những chúng sinh hữu duyên giảng kinh thuyết pháp, thông thương mỗi bản kinh chỉ nói một lần, không có bản nào nói lại lần thứ hai. Nhưng Vô Lượng Thọ Kinh, có bằng chứng xác đáng, khi tại thế, Thế Tôn đã nói rất nhiều lần, đây là một điều rất đặc thù. Đây là lời khen ngợi thù thắng không gì sánh được đối với Di Đà Như Lai, mục đích và dụng ý của lời khen là gì? Không gì hơn là hi vọng tất cả chúng sinh khi nghe được, thấy được, tiếp xúc được, đều có thể phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, mau chứng bồ đề. Có thể nói nguyện vọng này là lòng mong của tất cả chư Phật trong ba đời mười phương, mong tất cả chúng sinh sớm lìa khổ được vui, sớm chứng được vô thượng bồ đề. Bởi thế, chúng ta phải nhận thức sâu sắc ân đức của chư Phật Như Lai với chúng sinh, thực sự là rốt ráo vô cực.

Chư Phật Như Lai thực sự có pháp phương tiện, pháp phương tiện này do Phật A Di Đà chế tác, xây dựng thế giới Cực Lạc, tiếp dẫn chúng sinh hữu tình pháp giới. Hoặc chúng ta thường nói chúng sinh hữu duyên, duyên ở đây rất đơn giản, chỉ cần tin, quý vị có thể hiểu, có thể hành, ngài sẽ đến tiếp dẫn. Hành cũng rất đơn giản, chỉ một câu Phật hiệu, chấp trì danh hiệu.

/ 600