/ 600
737

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 504

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư

Biên dịch: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 20.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- Hongkong


Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem câu thứ hai, hàng thứ bảy từ dưới lên, trang 627, Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải.

Xem từ: “Chí ư Tịnh Ảnh Sớ hựu hữu nhất thuyết”. Chú giải Kinh Vô Lượng thọ của đại sư Tuệ Viễn, “Sớ Viết: Đản năng niệm đạo, hành đức hiển trước, bất giản gián dã thượng hạ, đồng đắc vãng sinh, cố ngôn vô trước ư thượng hạ dã. Nhược đắc sinh bỉ, thần thông động đạt, vô hữu biên tế, cố vân động đạt vô biên tế nhĩ” (Sớ nói: Chỉ niệm đạo, y giáo phụng hành, không chọn lựa trên dưới, đều được vãng sanh, nên nói không chấp vào giai cấp. Khi được vãng sanh, thần thông động đạt, không còn biên giới, nên nói không còn biên giới vậy), đoạn này là giải thích về những câu trong kinh của đại sư Tuệ Viễn, thế nào gọi là “trước ư vô thượng hạ, động đạt vô biến tế”.

Chỉ có thể niệm đạo, niệm đạo ở đây là chỉ thẳng nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật, đây là lời của Bồ Tát Đại Thế Chí. Nói cách khác, thực sự có thể niệm Phật, không phải niệm nơi miệng mà niệm nơi tâm, nếu chỉ nơi miệng mà không có tâm thì công phu không có lực. Có người suốt đời niệm Phật nhưng công phu vẫn không có lực, đến lúc vãng sanh tay chân luống cuống, không biết làm gì, nguyên nhân do đâu? Trong tâm không có Phật, như thế không được, trong tâm phải thực sự có Phật A Di Đà, thế là đủ.

Tại sao trong tâm không có Phật? Không nhận thức đầy đủ về Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc, vẫn hoài nghi, chưa thể xả được thế gian hiện tại này, vẫn còn quyến luyến với chỗ này, còn lưu luyến. Đây là điều kinh luận nói “hân yếm”, không sinh tâm hoan hỉ với thế giới Cực Lạc, còn đối với thế giới Ta bà, chưa có phương pháp ghét bỏ, bởi thế công phu niệm Phật không có lực.

Một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, các đại đức ngày xưa nói rất hay: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, dù rách miệng nát hầu không ích gì”. Vì thế chúng ta có thể biết được, trước khi niệm Phật, trước khi tụng kinh, trước khi nghe giảng, nên buông bỏ tất cả, nhất tâm chuyên chú, như thế mới có công đức, mới có thu hoạch. Nếu tâm không có ở đó, tâm đang nghĩ đến những chuyện khác, sẽ không có hiệu quả, đó chính là “rách miệng nát hầu cũng không ích gì”.

Chỉ niệm đạo” của đại sư Tuệ Viễn, câu sau đó “hành đức hiển trước”, hành đức là gì? Y giáo phụng hành. Việc hành đức của những người theo Tịnh tông. Hơn hai mươi năm trước, khi học hội Tịnh tông được thành lập tại nước Mỹ, chúng ta đề xuất năm khoa hành đức, năm loại, năm khoa mục. Mục thứ nhất là tịnh nghiệp tam phước, chúng ta đã tuân thủ chăng? Hiếu thân tôn sư, từ tâm không sát hại, tu thập thiện nghiệp, chúng ta đã tuân thủ chăng? Đây là giới luật căn bản, sinh ra từ nền tảng này là tam quy, chúng giới, oai nghi. Không có nền tảng trước đó thì tam quy, chúng giới, oai nghi không có chỗ đứng, làm sao phát triển được? Đó là điều không thể được.

Bởi thế lễ của Nho gia ngày nay không còn nữa, giới của nhà Phật không còn nữa, ba nhà Nho Phật Đạo trở nên hữu danh vô thực, không có thực chất. Từ điểm này, khiến chúng ta thể hội một cách sâu sắc cội gốc của Nho, Phật, Đạo quan trọng đến mức nào.

Phàm những những người vãng sanh thế giới Cực Lạc, quý vị chú ý quan sát, tuy họ chưa học ba cội gốc Nho Phật Đạo, nhưng trong cuộc sống đời thường của họ có tương ưng hay không tương ứng với ba cội gốc này. Quý vị dễ dàng nhận ra, không học cũng sẽ tương ứng? Đó là tánh đức, tâm địa con người hiền lành tự nhiên sẽ tương ứng, sẽ thích hợp. Nếu trong lòng có tự tư tự lợi, có tiếng thơm lợi dưỡng, có thất tình ngũ dục, tự nhiên sẽ không tương ưng. Cần phải tu hành, sửa đổi suy nghĩ, hành vi mới tương ứng, không sửa đổi sẽ không tương ứng.

Cội gốc chúng ta không phải bồi đắp từ nhỏ, sau trung niên mới bồi đắp, do đó thói hư tật xấu rất nghiêm trọng. Nếu tập khí nặng nề, bị một chút ngoại cảnh mê hoặc, bản thân ta không thể làm chủ. Tình trạng này không những đang rất phổ biến hiện nay mà ngày xưa cũng thế.

Đại sư Liên Trì là người sống cuối triều Minh, khoảng năm Vạn Lịch, nếp sống lúc bấy giờ đã bại hoại, nói nhưng không làm, nói rất hay nhưng không thực hiện được. Ngày nay không những không làm mà người nói cũng không, vấn đề này rất nghiêm trọng. Bởi thế những gì mang đến đó là kiếp nạn, nó có nhân duyên. Nếu suy nghĩ, hành vi của mỗi cá nhân đều tương ưng với tánh đức, làm gì có tai nạn!

/ 600