/ 600
504

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 503

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp sư

Biên dịch: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 19.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong


Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 616, hàng thứ tư. Bắt đầu từ câu: “Quang tinh minh câu xuất”.

Quang là ánh sáng, tinh là tinh diệu, minh là minh tịnh, xuất là xuất hiện”. Ở đây muốn nói “Vạn đức vốn có sẵn trong tự tâm”, “khi sạch hết vô minh”, có nghĩa khi chướng ngại không còn, “sạch hết vô minh” là dứt sạch hoàn toàn. Giống như chúng ta thường nói, thực sự không khởi tâm, không động niệm gọi là phá được vô minh, tất nhiên không còn phân biệt, chấp trước, lúc đó vạn đức vốn sẵn trong tự tâm liền có mặt. Khi khai ngộ, đại sư Huệ Năng đã nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn đã đầy đủ”, vốn đã có sẵn tức là vô lượng đức năng đều có mặt.

Những câu tiếp theo mô tả: “Thanh tịnh trang nghiêm”_Câu đầu tiên được nói sau khi đại sư Huệ Năng giác ngộ: “Nào ngờ tự tánh, vốn đã thanh tịnh”, đây là thanh tịnh trang nghiêm. “Quang minh vi diệu, tinh mĩ khiết tịnh”, ý hai câu này là trí tuệ Bát Nhã vốn có sẵn trong tự tánh, trí tuệ vi diệu, tinh mĩ khiết tịnh. Cho thấy trong ánh sáng hoàn toàn không có ô nhiễm, hoàn toàn không có chướng ngại.

Tất cả diệu tướng cùng nhau xuất hiện”, tất cả diệu tướng ở đây là gì? Y chánh trang nghiêm trong thập pháp giới đều xuất hiện. Nói ngắn gọn đó chính là sự xuất hiện cõi thật báo trang nghiêm của chư Phật Như Lai, là chỉ địa vị mà Viên giáo sơ trú đến Đẳng giác_41 vị Bồ Tát mới chứng được.

Như trong Kinh Hoa Nghiêm, nói về thế giới Hoa Tạng: “Nên nói rằng ánh sáng quang minh tinh diệu đều xuất hiện rất tuyệt vời không gì sánh được”. Tuyệt vời là từ khen ngợi, thù thắng không thứ gì có thể so sánh, tất cả quốc độ của chư Phật trong mười phương không thể sánh được với thế giới Cực Lạc.

Kinh vân quang sắc hoảng diệu, tận cực nghiêm lệ. Hựu vân, thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương nhất thiết thế giới” (Trong kinh nói: Ánh sáng rực rỡ, cực kì tráng lệ. Lại nói: Thanh tịnh, trang nghiêm, vượt tất cả những thế giới khác trong mười phương). Hoảng diệu là ánh sáng chiếu soi, tận cực là đến tột độ, trang nghiêm hoa lệ đến cực độ, chính là điểm rốt ráo nhất. Thanh tịnh trang nghiêm là nói về y báo và chánh báo. Chánh báo là thanh tịnh của chư Bồ Tát, y báo là nói đến trang nghiêm, đẹp đẽ đến cùng cực, hơn xa thế giới khác trong mười phương.

“Vậy nên không một thế giới nào trong mười phương có thể sánh với mức độ đẹp đẽ của nó”. Thế giới trong mười phương không thể sánh với thế giới Cực Lạc, khen ngợi thế giới Cực Lạc hết lời. “Không dính vào trên dưới, rộng rãi không biên giới”.

“Hội sớ nói: cái lý chứng được là pháp bình đẳng, không có giai cấp”, bởi thế ở đây nói không có trên dưới, không dính vào trên dưới. Đấy là chân tướng sự thực, pháp của pháp thân đại sĩ chứng được ở Thật báo độ không có giai cấp, có thể nói là hoàn toàn bình đẳng, tại sao hoàn toàn bình đẳng? Vì tất cả đều được biến hiện từ tự tánh.

Trong kinh thường nói: “Tâm ngoại vô pháp, pháp ngoại vô tâm”. Ngoài tâm không có pháp có nghĩa tất cả pháp đều do tâm hiện, tâm có thể hiện có thể sinh. Pháp là vạn pháp, vạn pháp ở đây không tính thường tịch quang, còn ba cõi như cõi thật báo, cõi phương tiện, cõi đồng cư, đều bao hàm trong đó.

Thế giới chúng ta thường gọi thập pháp giới, tứ thánh pháp giới trong thập pháp giới là cõi phương tiện. Lục đạo phàm phu, tức lục đạo chính là cõi đồng cư. Có thể nói y chánh trang nghiêm của thập pháp giới, ở trên còn có cõi thật báo trang nghiêm của chư Phật, tất cả đều bao gồm trong đó, không pháp nào là không bình đẳng, những thứ không bình đẳng đều do phân biệt, chấp trước mà ra. Bản thân phân biệt, chấp trước là hư vọng thế nên ta mới thấy tất cả pháp không bình đẳng, đây là kiến giải sai lầm. Bởi vì kiến giải này sai lầm này nên nên chúng ta mới xem tất cả pháp không bình đẳng, chúng ta cho rằng nó cao nên để tâm tôn trọng nó, cho rằng thấp nên coi thường nó, đấy là không bình đẳng. Kinh giáo thường nói đó là hành động tạo nghiệp, hoàn toàn sai lầm. Kì thực chư pháp hoàn toàn bình đẳng, khi ta đã hiểu rõ, ta nên áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, dùng tâm bình đẳng để đối đãi với tất cả pháp.

/ 600