Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Tập 499
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 17.07.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 620, chúng ta xem hàng thứ sáu từ dưới đếm lên, bắt đầu xem từ câu cuối cùng.
“Kỳ sở kết đắc đại nguyện, tự nhiên khế lý khế cơ, chiếu chân đạt tục. Khế lý chiếu chân, cố kỳ đại nguyện, thật tướng vi thể, cứu cánh liễu nghĩa, lực dụng vô lượng. Khế cơ đạt tục, cố thiện khế cơ nghi.” Phần trước chúng ta học đến chỗ này.
Bây giờ chúng ta tiếp tục xem đoạn dưới. “Lễ nghĩa đều hợp”. Trung Quốc từ xưa đến nay được gọi là nước của lễ nghĩa. Điều này trên toàn thế giới thực sự rất ít có. Đất nước này, dân tộc này, cư dân trên đất nước này có lễ có nghĩa. Thực sự rất đáng quý. Hiện nay chúng ta xem nhẹ lễ nghĩa, quên mất hết. Quên đã bao lâu rồi? Gần 150 năm rồi. Thời gian này không phải quá dài, nhưng cũng không ngắn. Ngày nay xã hội chúng ta gặp nạn. Nguyên do tại đâu? Vì sơ suất lời dạy của tổ tông. Phải chịu sự trừng phạt của tổ tông. Tổ tông không có ai không yêu thương con cháu, không ai không chăm sóc hậu thế. Những tai nạn này mục đích là ở đâu? Hình như là làm cho chúng ta giác ngộ, là ép chúng ta quay đầu. Chúng ta nếu như không quay đầu, thì cũng bó tay chịu thua, không còn cách gì nữa. Nhất định phải tìm lễ nghĩa trở lại.
Lễ nghĩa là gì? Lễ nghĩa là nhân lễ nghĩa trí tín, đạo đức thế gian cũng vậy. Năm chữ này trong văn hóa truyền thống xưa gọi là ngũ thường. Văn hóa truyền thống xưa có bốn điều căn bản. Ngũ luân là một, ngũ thường là hai, Tứ duy là thứ ba, Bát đức là thứ tư. Trung Quốc ngàn vạn năm lại đây chỉ nhờ bốn thứ này. Làm cho quốc gia này trị an lâu dài, thái bình thịnh thế, đất nước lễ nghĩa, xã hội hòa hợp, đều từ đây mà ra. Những thứ của lão tổ tông dùng ngàn vạn năm rồi. Trung Quốc có văn tự ghi chép đã 4500 năm. Văn tự là 4500 năm trước, thời Hoàng đế phát minh ra. Hoàng đế về trước không có văn tự. Có văn hóa hay không? Nhất định có. Văn hóa truyền thống, tôi tin rằng chắc chắn hơn cả 10.000 năm. Vì sao vậy? Văn hóa Ấn độ Bà la môn có 13.000 năm, Trung Quốc sẽ không thua họ.
Cho nên từ thời Khổng Lão phu tử, lúc họ nói chuyện họ nói đến. Ông nói một đời ông “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”, hai câu nói này nói hay quá! “Thuật nhi bất tác” là nói ồn chỉ trần thuật lại lời giáo huấn của cổ thánh tiên hiền. Bản thân ông không có sáng tác, không có phát minh. Một đời học được tu được, dạy cho người khác, truyền bá cho người khác, toàn là những thứ tổ tông để lại. Đối với những thứ của tổ tông ông tin tưởng, không hoài nghi tí nào, rất thích “tín nhi háo cổ”. Thái độ cầu học này là nhu cầu bức bách của chúng ta ngày nay. Ngày nay chúng ta thấy những thanh niên trong xã hội này, thái độ học tập của họ hoàn toàn tương phản với điều này. Tương phản nên học không được gì. Học tương phản nên thứ quí vị học được là thứ ngoài da, thứ quí vị đạt được là rác rưởi, không ích gì. Nói cách khác, có hại mà có lợi. Có lẽ mọi người thấy những cái lợi trước mắt. Nhưng sau mười mấy hai mươi năm vấn đề xảy ra rồi. Giống như hiện nay sửa sắc đẹp vậy, dường như rất hiệu quả, vừa làm đẹp lập tức liền thay đổi. Mười năm hai mươi năm thì khổ không thể nói, bệnh tật đều xuất hiện rồi. Vì sao vậy? Nó không phải là tự nhiên, làm đẹp là phá hoại môi trường sinh thái tự nhiên. Quí vị tự tìm cái khổ.
Cho nên chúng ta nên tin tưởng lão tổ tông. Lòng tin này kiến lập như thế nào? Tôi nêu ra kiến nghị là học Phật, kiến lập tín tâm đối với Phật pháp. Sau đó quay đầu học theo lão tổ tông. Vì sao vậy? Không có lòng tin, không có thành kính, những thứ của lão tổ tông học không được. Nhờ vào văn hóa truyền thống xưa, bồi dưỡng lòng tin của chúng ta, vậy phải học tập từ nhỏ. Cơ hội học tập của chúng ta vuột mất, hiện tại chỉ có tìm Phật, từ nơi Phật đi tìm niềm tin. Nhà Phật nói: “niềm tin là mẹ của các công đức”, Phật rất khéo dạy người xây dựng lòng tin, tin điều gì? Phật không bảo quí vị tin Ngài, Phật nếu như bảo chúng ta tin Ngài, thì chúng ta sẽ không phục. Phật bảo chúng ta tin bản thân, điều này thật tuyệt diệu. Trước tin bản thân, sau tin người khác. Niềm tin nhà Phật được xây dựng như vậy. Đầu tiên là tin bản thân, thứ hai mới tin người khác. Cho nên nó không đồng với tôn giáo. Tôn giáo điều đầu tiên phải tin thần, quí vị không được tin bản thân. Nhưng Phật không như vậy, Phật điều đầu tiên là tin bản thân. Tin bản thân là gì? Tin bản thân vốn là Phật. Cùng một đạo lý giống như cổ nhân dạy vậy. Cổ nhân dạy học đầu tiên dạy người nên có lòng tin. Tin điều gì? Tin bổn tánh bổn thiện.