/ 600
443

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

淨土大經解演義

Tập 497

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Võ Mai Hoa

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 16.07.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 619, hàng thứ nhất, bắt đầu xem từ đoạn giữa, từ câu thứ ba, đọc từ đoạn này:

Câu thứ ba, “tín tâm kiên định, trí tuệ minh liễu, ư thế vô lự, ư pháp vô nghi, cố vô hữu ưu lự chi tư”. Câu thứ ba ở đây muốn nói là: “Khoáng vô tha niệm, vô hữu ưu tu”, tiếp sau phía dưới có “tự nhiên vô vi, hư không vô lập”, phía sau còn có một đoạn kinh văn, chúng tôi chưa giảng đến. Tín tâm kiên định phải có trí tuệ, không có trí tuệ, đừng nói là tín tâm kiên định, mà có thể là tín tâm không còn nữa. Trong xã hội ngày nay, trai gái già trẻ, chúng ta hãy quan sát kỹ, liệu có mấy người có tín tâm? Đừng nói người khác, xem bản thân mình liệu đã có tín tâm hay chưa? Vì thế có nhiều người nói với tôi rằng, xã hội hiện nay nguy cơ nghiêm trọng nhất đó là nguy cơ tín tâm, cái khác đều là thứ yếu, câu này nói rất có lý. Hơn nữa thế xuất thế gian pháp nếu muốn có thành tựu, hoàn toàn dựa trên cơ sở của tín tâm. Trung Quốc từ xưa đến nay, am hiểu giáo dục, coi trọng giáo dục, bỏ rất nhiều công sức cho giáo dục. Dạy cái gì? Dạy không khác gì với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát giáo hoá chúng sanh tín tâm được đặt lên hàng đầu: “niềm tin là mẹ các công đức, trưởng dưỡng tất cả chư thiện căn”. Tín tâm quá quan trọng! Tín tâm nếu như không có, thế xuất thế gian nhất thiết pháp cũng sẽ không có.

Tín là gì? Điều đầu tiên là tin bản thân. Hiện nay ai tin tưởng vào bản thân? Trong Phật pháp, cái tín đầu tiên là tin tưởng mình vốn là Phật, quý vị mới trở thành Phật. Tại vì sao? Vì quý vị vốn là Phật. Quý vị học Phật nhất định sẽ thành Phật. Trong truyền thống xưa, cổ Thánh tiên Hiền dạy người: “nhân tánh bổn thiện”, của câu nói này ý nói là, người người đều là Thánh hiền. Quý vị liệu có thừa nhận mình có thể thành Thánh, có thể thành hiền không? Đây là mục tiêu đầu tiên mà thế xuất thế gian dạy. Cầu học không phải vì thăng quan phát tài, hoàn toàn không liên quan đến những việc đó, truyền thống xưa là dạy quý vị thành Hiền nhân, thành Thánh nhân. Giáo dục Phật pháp chính là dạy quý vị thành Phật, thành Bồ Tát. Quý vị không tin, thì không còn cách nào khác.

Đại sư Ngẫu Ích trong Di Đà Kinh Yếu Giải nói với chúng ta về tín, nói về sáu điều tín. Tịnh Tông có thành tựu hay không, liệu có vãng sanh không, có ba điều kiện, đầu tiên là tín, thứ hai là nguyện, thứ ba là hạnh. Tín là thứ nhất, không có thứ nhất thì không có cái thứ hai, thứ ba nữa. Có hai, chắc chắn có một, có ba chắc chắn có một có hai, họ mới thành tựu, họ mới có thể đắc quả. Quý vị thấy nó rất quan trọng!

Thế pháp cái tín này phải thực hiện ở tứ khoa, thực hiện ở ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức. Vì thế thời cổ đại, quả đúng là đất nước lễ nghĩa, xã hội hài hoà, gọi là “đại đồng chi trị”. Đây chưa phải là lý tưởng, mà đã từng làm được. Trong lịch sử Trung Quốc, Nghiêu Thuẫn Ngu Thang là nước “đại đồng chi trị”, Hạ Thương Chu là thời đại tiểu khang, đạt chuẩn tiểu khang, ba triều đại Hạ Thương Chu, làm sao thành tựu? Toàn bộ đều là thành tựu giáo dục. Vì thế, cổ nhân tổng kết thành tích này, có hai câu: “kiến quốc quân dân, giáo hoá vi tiên”. Nhất là Phật pháp, Phật muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới giác ngộ, phá mê khai ngộ, dùng cái gì? Dùng dạy học. Trong Phổ Môn Phẩm nói Quan Âm Bồ Tát có 32 ứng hóa, bất luận dùng thân gì để hoá thân, lần nào cũng vì dạy học. Hoá thân thành thân phận khác nhau, phương pháp cũng khác nhau, phương hướng và mục tiêu trước sau không có thay đổi, gọi là thành Phật chi đạo. Thực hiện ở đâu? Thực hiện ở tam học, lục độ. Tam học là giới định tuệ, lục độ là bố thí, trì giới đến bát nhã. Đơn giản dễ hiểu. Hiện nay khó khăn lớn nhất là chúng ta đánh mất niềm tin, do đánh mất niềm tin, chân tâm của chúng ta không thể hiện tiền, toàn là vọng tâm. Vọng chỉ có thể học được vọng, tuyệt đối không học được chân, kinh điển đặt ra trước mắt chúng ta cũng là vọng. Phật pháp nói nhất chân nhất thiết chân, nếu là chân tâm, không có pháp nào chẳng chân; nếu là vọng tâm, ngay cả đại thừa kinh điển cũng đều là hư vọng. Đây gọi là gì? Là cảnh tuỳ tâm chuyển, việc này thật là khó!

/ 600