461

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 471

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Liên Hải

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 26.06.2011

Địa điểm: Cao Hùng – Đài Loan

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 594, bắt đầu xem từ hàng thứ 7, đọc từ đoạn này.

“Cứu cánh nhất thừa, nhất thừa giả, thành Phật duy nhất chi chí đạo, tối cực viên đốn chi giáo pháp, thừa vi xa thừa, dĩ dụ Phật chi giáo pháp, giáo pháp khả tải vận hành nhân, đăng ư Niết Bàn bỉ ngạn, cố vi nhất thừa”. “Thắng Man Bảo Quật thượng” vân: Nhất thừa giả, chí đạo vô nhị, cố xưng vi nhất, vận dụng tự tại, mục chi vi thừa. Hựu Thắng Man Kinh viết: Nhất Thừa tức thị đệ nhất nghĩa thừa.”

Phía trước chúng ta học tập đến đoạn này. Đoạn này Niệm Lão thuyết minh cho chúng ta về “cứu cánh nhất thừa”. Nhất thừa pháp là gì? Trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật từng nói đến: “duy hữu nhất thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”. Từ câu kinh này, chúng ta có thể hiểu được, chư Phật Như Lai từ bi vô cùng, đức Phật giúp đỡ chúng sanh muốn giúp đỡ đến lúc nào? Câu nói này nói rất rõ, giúp đỡ quí vị chứng đến quả vị rốt ráo. Kinh Hoa Nghiêm nói là Diệu Giác Như Lai, là nhất thừa. Đây là bổn nguyện của Phật. Nhưng chúng sanh nghiệp quá nặng, mê lầm quá sâu, mê lầm quá lâu. Tuy đức Thế Tôn giảng Nhất thừa pháp cho chúng ta, chúng ta nghe không hiểu, không thể đoạn nghi sanh tín, cho nên trong đời này không đạt được lợi ích chân thật. Vì thế Phật Đà liền khai pháp môn phương tiện, đem Nhất thừa pháp phân thành mấy giai đoạn để học tập.

Nhất thừa pháp ví như hiện nay sở nghiên cứu trường đại học mở lớp tiến sĩ, không còn lớp nào cao hơn nữa, nhưng trí tuệ cơ bản của chúng ta, cũng không có cách gì để học tập chương trình này. Thế là lớp mở tiểu học, mở lớp trung học, mở lớp đại học. Đây đều gọi là phương tiện thuyết. Mục đích là gì? Mục đích là bảo quí vị lấy được học vị tiến sĩ, học vị tiến sĩ của Phật môn gọi là Phật Đà, học vị thứ hai là Bồ Tát, học vị thứ ba là A la hán. Danh xưng này là danh xưng học vị trong giáo dục Phật giáo. Giống như A la hán, Bồ Tát đều là phương tiện môn. A la hán là Tiểu Thừa, Bồ Tát là đại thừa. Bích Chi Phật coi là Trung thừa. Nếu như nói Tam thừa, tức có Bích Chi Phật. Nói nhị thừa Bích Chi Phật và A la hán hợp lại một. Nên có lúc nói là Nhị thừa, có lúc nói Tam Thừa. Nhưng nguyện vọng của Như Lai là cho chúng ta Nhất thừa pháp rốt ráo.

Phàm phu thành Phật là sự việc đương nhiên như vậy, là sự việc hiện thành. Vì sao vậy? Trong kinh điển Đại Thừa Phật giảng rất nhiều, câu này vô cùng quan trọng, đó chính là: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Câu nói này là chân thật, không phải là lời giả dối. Vậy vì sao hiện tại trở thành như vậy? Trở thành phàm phu, hơn nữa biến thành phàm phu tạo tất cả tội nghiệp. Chúng ta ngày nay khởi tâm động niệm nói năng tạo tác, tạo nghiệp gì? Thật lòng mà nói, nghiệp nhân thiên chúng ta tạo rất ít. Nghiệp nhân đạo, giáo dục truyền thống được Phật Pháp khẳng định rồi, đó là chánh pháp, Ngũ luân là nghiệp để làm người. Ngũ thường, tứ duy, bát đức, nếu như chúng ta khởi tâm động niệm nói năng tạo tác, và những thứ này nhất định không trái nhau. Kiếp sau quí vị vẫn sanh vào cõi người, quí vị sẽ không bị mất thân người. Trong Phật Pháp thập thiện, tam qui, ngũ giới và truyền thống chúng ta nói về luân thường đạo đức hoàn toàn tương ưng. Nếu như dùng tiêu chuẩn này để nhìn thế gian này, dường như người tạo nghiệp không nhiều lắm. Vậy muốn tạo nghiệp để được sanh thiên phải thù thắng hơn nghiệp làm người, càng cao hơn. Luân thường đạo đức cao cấp, trong Phật Pháp nói là thập thiện của thượng phẩm, là thiên đạo. Chúng ta hiện nay khởi tâm động niệm là gì? chưa xa lìa tự tư tự lợi, chưa xa lìa danh văn lợi dưỡng, chưa xa lìa tham sân si mạn, thậm chí thực sự có không ít người khởi tâm động niệm đều là tổn người lợi mình. Tâm hành như vậy nghiệp họ tạo tác là nghiệp tam đồ. Họ tạo là nghiệp súc sanh, nghiệp ngạ quỷ, nghiệp địa ngục. Điều này không thể không biết. Lúc tạo nghiệp không biết, biết rồi sao có thể làm những việc này được, do không biết. Chúng ta ngày nay chắc chắn cũng không biết. Luân lý đạo đức không còn ai nói nữa. Học Phật, thập thiện ngũ giới cũng không có ai giảng, người giảng kinh thì có, người nói thập thiện ngũ giới không có. Vì sao không có nữa? Vì không có ai muốn nghe. Dường như nhìn thấy kinh luận này, bản thân không tiếp tục xem được, không tiếp tục nghe được. Vừa xem dường như không làm được, thôi vậy, đừng xem nữa. Tuyệt đối không phải nói không xem, thì không đọa tam đồ. Không xem quí vị vẫn phải đọa tam đồ như vậy. Nghe xem có việc tốt, tuy đã tạo ác nghiệp rồi, chỉ cần vẫn còn một hơi thở, có thể sám trừ nghiệp chướng, có thể sám hối được. Nếu như không hiểu những đạo lý này, không biết pháp sám hối, sự việc này phiền phức lớn rồi. Cho nên người học Phật đối với những môn học cơ bản này, giáo dục cơ bản, Đệ tử quy của Nho giáo, Cảm ứng thiên của Đạo giáo, Thập Thiện Nghiệp của Phật giáo, không thể không xem. Trước Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh có một thiên tự văn, nó không gọi là lời tựa, nó gọi là thượng Dụ, do Ung Chánh Hoàng Đế viết, đối với bộ kinh này rất sùng bái, Ông không viết tự văn cho những bộ kinh khác, chỉ viết tự văn cho Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, dụng ý rất sâu.