/ 600
517

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 464

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Chuyển ngữ: Nguyên Thanh

Biên tập: Bình Minh

Thời gian: 23.6.2011

Địa Điểm: Cao Hùng -Đài Loan

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 584, xem từ hai chữ cuối cùng ở hàng thứ 7.

“Do thượng khả kiến, Bồ Tát ư nhất thiết pháp năng tri năng hành, năng tri chủng chủng sở hành chi pháp dữ sở chứng chi đạo”. Ở trên đã nói ngũ nhãn, nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, cho thấy Bồ Tát đối với tất cả pháp của thế xuất thế gian, chẳng có pháp nào không biết. Bây giờ có rất nhiều người không tán đồng kiến giải này, họ cho rằng việc này là không thể được, chỉ có trước đây các tôn giáo ca ngợi thượng đế, ca ngợi thần là “toàn tri toàn năng”, con người không thể làm được, vậy rốt cuộc thần có hay không vẫn là một nghi vấn, đây là danh từ tán thán.

Trong giáo lý đại thừa dạy chúng ta, đây là thật không phải là giả. Bồ tát biết, Phật biết, mỗi người chúng ta đều biết, trong giáo lý đại thừa nói đó là bản năng của tất cả chúng sanh, trong tự tánh của chúng sanh có đủ đức tướng bát nhã, mặc dù đang mê những nó vẫn y nguyên không mất đi. Đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”, ý nghĩa của chữ “đầy đủ” là nói về điều này, đối với tất cả pháp họ biết được làm được, không có gì không biết, không có gì không làm được. Bởi chúng sanh mê mất tự tánh, quý vị nhất định phải nhớ, là mê mất chứ không phải mất đi. Nếu bây giờ quý vị giác ngộ, không mê nữa, thì đức năng trí huệ trong tự tánh hiện tiền, quý vị đạt được thọ dụng chân thật. Thọ dụng chân thật này là đối với tất cả pháp- tất cả pháp thế xuất thế gian, quá khứ, hiện tại, vị lai, lớn mà không ngoài, nhỏ mà không trong, không có pháp nào không biết.

Các nhà khoa học hiện nay biết được chỉ là một bộ phận, ví như chúng ta nói rằng nhỏ mà không trong, trong Phật pháp danh từ của nó gọi là nhỏ trong cái rất nhỏ, vật chất nhỏ nhất này, không thể chia ra nữa, chia ra nữa thì không còn, gọi là lân hư trần. Khoa học lượng tử ngày nay, phát hiện ra vật chất nhỏ nhất, cũng không thể phân ra được nữa, phân ra nữa là không còn. Nhỏ đến mức độ nào? Khoa học cũng nói ra số lượng của nó. Dùng điện tử làm đơn vị, điện tử rất nhỏ, nhục nhãn nhìn không thấy. Chúng ta biết hạt nhân nguyên tử giống như một thái dương hệ, trong hạt nhân nguyên tử đó, có rất nhiều điện tử bao quanh, thực sự giống như một mô hình tiểu tinh hệ, trong đó có mặt trời, có hành tinh bao quanh mặt trời, có vệ tinh bao quanh hành tinh, nguyên tử đúng là có mô hình nhỏ, vũ trụ chính là mô hình nhỏ này rộng lớn ra mà thôi. Lượng tử này lớn cỡ nào? Giới khoa học nói với chúng ta, 10 tỷ cái, cũng gọi là vi trung tử, 10 tỷ cái tổ hợp thành một điện tử. Nói cách khác, thể tích của lượng tử là 1/ 10 tỷ của điện tử. Chúng ta không cách nào thấy được, thời gian tồn tại của nó vô cùng ngắn ngủi, tốc độ dao động rất nhanh, tốc độ này giới khoa học không nói ra được, trong kinh Bồ Tát Di Lặc nói ra được, Bồ Tát Di Lặc nói rằng, thời gian tồn tại của nó một khảy móng tay là 32 ức trăm ngàn niệm, 32 ức x 100 ngàn= 320 triệu, tốc độ nhanh quá! Nếu như dùng giây để nói, thì trong một giây chúng ta khảy móng tay, khảy 5 lần thì cũng không vấn đề gì, nhưng khảy đến 5 lần, đó là một giây là 1/1600 triệu, một giây tần suất chấn động của nó là 1600 triệu lần, mỗi lần là thời gian sanh diệt của nó, quý vị thấy nhanh biết bao. Nhưng Phật lại bảo chúng ta, trong một lần đó lại có thành trụ hoại không, điều này càng không thể nghĩ bàn. Vật chất nhỏ như vậy, dưới sự vận động nhanh như vậy, dường như là không tồn tại. Không thể nói là nó không tồn tại, nó có, đích thực có hiện tượng này, hiện tượng này gọi là sát na sanh diệt, bất khả đắc. Trong vật chất nhỏ này, đức Phật nói trong đó có đại thiên thế giới, đại thiên thế giới không thu nhỏ lại, chấm nhỏ này không phóng to ra, nó có thể hổ tương tương tức tương dung. Điều này ngay cả khoa học triết học hiện đại, cũng thuộc về không thể nghĩ bàn.

Đức Phật dạy, đây là chân tướng của muôn sự muôn vật, là thật tướng của các pháp trong vũ trụ này. Ai biết được? Bồ Tát biết được. Vì sao Bồ Tát biết được? Vì Bồ Tát không có phân biệt, không có chấp trước, nên họ biết được. Bồ Tát có thể chứng, vì họ không khởi tâm, không động niệm. Không khởi tâm, không động niệm thì chứng đắc, không phân biệt không chấp trước thì biết được.

/ 600