/ 600
582

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 448

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Minh Tuệ

Biên tập: Nguyên Tâm

Thời gian: 11.06.2011

Địa điểm: Cang Sơn Tịnh Tông Học Hội_Nhật Bản

 

Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.

Xin xem nguyên văn trong kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 566, hàng thứ tư từ dưới lên.

“Tất cả Chư Thiên đều mang trăm nghìn hoa, hương, vạn thứ kĩ nhạc đến cúng dường đức Phật ấy và các Bồ Tát, Thanh Văn, mọi người đều vui mừng hớn hở, tất cả là do bổn nguyện của Phật Vô Lượng Thọ gia trì và những Như Lai đã từng được cúng dường. Thiện căn tăng trưởng, không bao giờ khuyết giảm là do giỏi tu tập, giỏi nhiếp hoá, giỏi thành tựu”, đây là đoạn cuối của phẩm này.

Ở đoạn này, Niệm Lão đã cho chúng ta biết, nội dung của đoạn này là: “Nói lên việc cúng dường của chư Thiên”. Công đức thành tựu của Phật A Di Đà là vô lượng vô biên, thù thắng không gì sánh bằng, tự nhiên cảm đến tất cả chư Thiên. Phạm vi của nó rất rộng, đây chính là chúng trời trong tất cả quốc độ của tất cả chư Phật trong cõi hư không khắp pháp giới. Chúng ta nói là trời cõi Dục, trời cõi Sắc.

Trừ trời cõi Vô Sắc mà, cõi trời Vô Sắc họ không tu hành, họ cũng không tu cúng dường. Tuy họ đạt đến vị trí cao nhất, nhưng hoàn toàn vì tự lợi, không có ý nghĩ lợi tha. Bởi thế cõi trời này, họ thuộc cõi trời Trường Thọ, một trong tám nạn theo giáo lí Đại Thừa, tại sao? Họ không tu phước, không tu tuệ, họ chỉ dừng lại ở đó trong khoảng thời gian rất dài. Dừng lại đó là một dạng vô minh, tuy họ không tạo tác gì nhưng họ đang kẹt vào vô minh.

Niết bàn thực thụ là thanh tịnh vô vi, nhưng họ cảm giác đó là một thứ quá nhạy cảm, cũng chính là nói họ có tri giác, họ không phải vô tri. Mà trời Tứ không khác với thiền định, họ thuộc thiền định thậm thâm, trong đó chỉ có định, không có tuệ, chỉ có tịch tịnh, không có linh tri, khác nhau là ở chỗ đó.

Thiền định cao nhất trong Phật Pháp là đại bát Niết Bàn, không có loại thiền định nào cao hơn nữa. Nhưng tác dụng của thiền định này là khi chúng sinh có lòng muốn là họ xuất hiện, họ có thể hiện thân. Trời tứ không không có phản ứng, thiền định trong Phật Giáo có cảm ứng, vì thế mới nói chúng sinh có cảm, tự nhiên họ có ứng. Có thể nói họ đang sống, họ không phải chết, nói theo cách ngày nay là họ có cơ thể, hay có sinh mạng, không phải họ không có sinh mạng.

Phật pháp cho rằng, tất cả chúng sinh trong cõi hư không khắp pháp giới, gồm cả trời Tứ Không, đều có sinh mạng. Chỉ vì người ở cõi trời Tứ không không muốn có phản ứng, Quý vị mong muốn họ, họ không đáp ứng, mặc kệ, đó là tình trạng của người ở cõi Tứ không. Bởi thế, chư thiên cúng dường, chỉ trời cõi Dục và trời cõi sắc đi cúng dường mà thôi, tất nhiên cúng dường cũng phải có duyên, không đến được thế giới Cực Lạc nếu không có duyên. Đến được thế giới Cực Lạc là nhân duyên rất thù thắng!

“Đều mang trăm nghìn hoa, hương, vạn thứ kĩ nhạc”, đây là những phẩm vật họ mang đi cúng dường, họ dùng những phẩm vật gì? Cúng Phật bằng hoa hương. Hoa hương là những thứ mang ý nghĩa tượng trưng, hoa tượng trưng cho nhân, cây cối thường nở hoa rồi mới kết trái. Hoa tượng trưng cho hành môn của Bồ Tát, đó là sáu ba la mật mà ta hường nghe nói, đây chính là hoa. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật là quả. Hoa thơm thì nhất định quả ngọt. Chúng ta đưa nó về cảnh giới ta có mặt, tâm trong cảnh giới ta đang sống là tâm tốt, việc làm tốt, đó chíng là hoa. Nên quả báo ta có được nhất định sẽ tốt, quả báo tự thân đó là vui vẻ, khoẻ mạnh. Quả báo tập thể là cả gia đình, thậm chí cả khu vực ta đang sống, đây là quả báo tập thể, cộng nghiệp.

Nơi ta sống không có tai nạn, đó là nơi rất an ổn, người dân sống với nhau rất hoà thuận, không có những biến dộng lớn về hiện tượng tự nhiên. Tất cả đều được hưởng một cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Biểu tượng của hoa, hương là những thứ như thế.

Khi ngửi mùi hương ta nghĩ ngay đến giới, định, tuệ, chân hương giới định, đó là cách dùng hương hoa để tượng trưng. Hoa tượng trưng cho sáu ba la mật, hương tượng trưng cho giới định tuệ. Ngày nay nói giới, định, tuệ thường kèm theo hai chữ thì ý nghĩa mới đầy đủ.

Thứ để giới định tuệ đối trị là năm thứ độc tham, sân, si, mạn, nghi. Trong kinh Phật thường khích lệ chúng ta: Siêng tu giới định tuệ, dứt trừ tham sân si. Vì tai nạn của bản thân ta là sinh lão bệnh tử, tai nạn của y báo là tất cả những tai nạn nơi môi trường ta đang sinh sống, đó là y báo, tất cả là do tâm, hành động bất thiện gây ra. Tâm hành bất thiện của chúng ta sẽ gây ra những thứ bất thiện, có cảm có ứng. Chúng ta có những hành động, suy nghĩ thiện thì kết quả ta nhận được là những điều thiện.

/ 600